Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Chỉ số của cục công suất

Có thể nói cục đẩy công suất (power amply) là một thiết bị quen thuộc và không thể thiếu trong một dàn âm thanh. Nhìn bên ngoài có vẻ nó rất đơn giản, nhưng để hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý làm việc của ampli thì không phải ai cũng biết.
Bài viết này xin giới thiệu một vài thông số mà người dùng cần để ý khi mua hàng để chọn được cục đẩy ưng ý.

Chú thích: amply là thiết bị kết hợp giữa mixer và cục công suất, còn mixer là bộ trộn và điều chỉnh âm thanh từ nguồn nhạc và micro, cục công suất là thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất cục công suất lớn nhỏ khác nhau trên thế giới. Nhưng về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cục công suất thì hầu như tất cả các hãng sản xuất đều tuân theo một cơ chế chuẩn. Cục công suất có thể hoạt động ở các chế độ khác nhau như Class A, AB, B, D… tùy theo từng bản thiết kế mạch.

Ampli có nhiều loại, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy theo chức năng của từng loại mà người ta đặt tên theo đó cho dễ nhớ. Hiện tại có 5 dạng phổ biến:
Pre-ampli: ampli tiền khuếch đại có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu nhỏ từ nguồn phát (đầu CD, đầu đĩa than, DAC…) lên mức tín hiệu cao hơn vào ampli công suất.

Một bảng mạch của pre-ampli tiền khuếch đại
Power amply: amply công suất có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu ở mức vừa từ ampli lên mức tín hiệu lớn ra loa.
Integrated amply: ampli tích hợp có kết cấu khối tiền khuyếch đại và khối khuyếch đại công suất chung một vỏ máy với nhau.
Dual mono ampli: Một dạng ampli tích hợp có kết cấu đối xứng cho hai kênh L & R độc lập riêng biệt (từ phần nguồn cho tới phần khuyếch đại).
Monoblock ampli: Thiết kế khối tách biệt từng ampli cho mỗi kênh trái phải.
Dưới đây là một vài tính năng và thông số cơ bản của ampli:

Công suất của ampli

Công suất ampli phát ra được tính theo đơn vị RMS(Root Mean Square). Cần phân biệt công suất đỉnh PMPO (Peak Music Power Output) lớn hơn rất nhiều so với công suất hoạt động của amply. PMPO là một thuật ngữ mà các nhà sản xuất  thiết bị âm thanh dùng để chỉ công suất âm thanh phát ra lớn nhất mà hệ thống của họ có thể đạt được trong một thời gian rất ngắn, trong những điều kiện lý tưởng của phòng thí nghiệm nhưng không đạt được trong thực tế sử dụng. Một số nhà sản xuất thường quảng cáo rằng công suất PMPO rất lớn lên tới hàng nghìn W để thu hút người dùng ít biết về ampli. Nói chung PMPO là một thuật ngữ phóng đại, không có ý nghĩa gì ngoài việc quảng cáo. Vì thế bạn chỉ cần quan tâm vào công suất RMS khi muốn mua một loại amply nào đó.

Hiệu suất (Efficiency)

Khả năng đưa ra công suất âm thanh theo công suất đầu vào của ampli. Khi cung cấp công suất điện cho ampli, chỉ một phần được khuyếch đại ra công suất âm thanh. Các ampli có thiết kế nguyên lý class A có hiệu suất thấp từ 10% đến 25% (điều đó có nghĩa khi bạn cung cấp 100W điện tới ampli chỉ có 25W công suất âm thanh được phát ra), class AB có hiệu suất 35 đến 50%, còn class D có hiệu suất 85-90%.

Đáp ứng tần số (Frequency Response) cho phép của amply

Khoảng tần số tín hiệu đầu vào mà ampli hoạt động ổn định tuyến tính. Thông thường các ampli tốt có đáp ứng tần số trong từ 20Hz đến 20kHz là khoảng âm thanh tai người có thể cảm nhận được. Đáp ứng tần số càng “phẳng” sẽ thể hiện khả năng tái tạo âm thanh càng tốt.

Trở kháng ra (Output Impedance)

Trở kháng ra của ngõ ampli ra loa. Khi ghép nối ampli phải cùng trở kháng của loa, thông thường khi trở kháng loa giảm một nửa thì công suất ampli cần tăng gấp đôi nếu ghép nối lệch trở kháng.
Về chế độ hoạt động, ampli có thể hoạt động ở các chế độ khác nhau như Class A, AB, B, D… tùy theo nguyên lý thiết kế mạch. Một số dạng mạch cơ bản thường hay sử dụng hiện nay là Class A Single-End và Class AB Push-Pull.

Méo hài tổng (THD)

So sánh tổng hài các tần số giữa tín hiệu đầu vào và âm thanh đầu ra sau khi qua ampli. Các hài bậc cao sẽ gây méo và làm giảm tính trung thực của âm thanh. Vì vậy THD càng thấp thì ampli càng tái tạo âm thanh trung thực, thông thường THD phải nhỏ hơn 0,5%.

Độ lợi công suất (Gain) amply

Đây là tỷ số được tính theo hàm logarit giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra của ampli có đơn vị là dB. Độ lợi cho biết khả năng khuyếch đại của ampli sẽ lớn như thế nào khi trình diễn âm thanh.

Chế độ ampli Class A Single End

Thiết kế cho hiệu suât thấp chỉ khoảng 25% (tức là nếu 100W công suất cung cấp đầu vào chỉ có 25W công suất phát ra ở loa, 75W bị tổn hao dưới dạng tỏa nhiệt trên sò hoặc đèn điện tử trong khi đó hiệu suất Class AB khoảng 35 đến 50% (100W đầu vào cho ra 50W đầu ra loa). Do đó kích thước và chi phí về vấn đề tản nhiệt cho sò công suất của ClassA cũng vì thế mà lớn hơn so với ClassAB. Điểm làm việc nằm ngay tại trung điểm của đặc tuyến tải. Tại trung điểm đặc tuyến tải các tín hiệu của ngõ vào sẽ được khuyếch đại 100% và chỉ cần một sò là đảm nhiệm được công việc này, vì vậy có tên gọi là single-end (SE).

Ưu điểm của ampli ClassA Single-End là không có miền phi tuyến (nonlinearities) và méo xuyên tâm (cross distortion, turn on/off delay) do chỉ một sò duy nhất hoạt động. Âm thanh các ampli ClassA theo đó được đánh giá là ngọt ngào, trung thực. Một điểm cần lưu ý thêm là các ampli có tên gọi “thuần” A (pure ClassA) sẽ hoạt động hoàn toàn ở chế độ A. Cần chú ý một số ampli có quảng cáo ClassA nhưng thực chất chỉ hoạt động ở chế độ A ở miền công suất thấp, khi ampli bị yêu cầu hoạt động cho ra công suất lớn điểm làm việc sẽ chuyển sang chế độ AB.

Chế độ ampli Class AB Push-Pull (đẩy-kéo)

Thiết kế đẩy-kéo (push-pull) của class AB có hiệu suất cao nhằm cho công suất ra loa lớn. Vấn đề là ở chỗ các ampli đẩy-kéo có điểm làm việc tại khu vực ngưng (cut-off) của đường đặc tuyến tải. Tại điểm làm việc cutoff này chỉ 50% tín hiệu ngõ vào được khuyếch đại, chính vì vậy người ta phải dùng 2 sò công suất hoạt động, một sò sẽ khuyếch đại phần tín hiệu dương và một sò khuyếch đại phần tín hiệu âm (đẩy-kéo), vì vậy có tên gọi là Push-Pull. Ưu điểm của Class AB Push-Pull theo đánh giá chung là có không gian rộng, hoành tráng và độ động tốt.

Đèn hiệu ứng 3 trong 1 dành cho phòng karaoke

Đây là đèn kết hợp hiệu ứng giữa chớp led và laser tạo ra tạo ra bức tranh ánh sáng độc đáo cho một phòng karaoke. Với phòng có diện tích dưới 20m2 thì chỉ cần duy nhất một đèn cũng mang lại đầy đủ không gian ánh sáng cần thiết cho căn phòng.

Những hình ảnh thực tế của đèn 3 hiệu ứng:
.

5 loại đèn giá rẻ cho phòng karaoke

Bài viết này giới thiệu 5 mẫu đèn rất phù hợp với phòng karaoke mini. Những mẫu đèn sau có thiết kế nhỏ gọn, được tận dụng tối đa vai trò của đèn sân khấu tạo nên một gian phòng đầy đủ sắc màu với chi phí hợp lý nhất.

Đèn nấm led pha lê

Đèn trang trí phòng karaoke giá rẻ, đèn sân khấu giá rẻ, đèn phòng trà giá rẻ, đơn giản, gọn nhẹ, tiện ích sử dụng, dễ dàng lắp đặt.

Đèn nấm LED  Pha Lê với 7 màu có tên gọi khác là đèn led bán nguyệt RGBOW. Với thiết kế nhỏ gọn, độ phủ màu và tia rộng, sử dụng bóng led siêu tiết kiệm điện. Đây là mẫu đèn treo trần thế hệ mới sử dụng thích hợp cho các quán cà phê, phòng karaoke gia đình, trang trí phòng khách hết sức hợp lý. Trọng lượng chưa tới 1kg dễ dàng treo trần nhỏ gọn, xinh xắn.

Đèn nấm đĩa bay laser+led

Đèn nấm đĩa bay laser+led xứng đáng là một trong những sản phẩm độc đáo nhất của năm 2016. Với thiết kế nhỏ gọn nhưng đạt hiệu suất tối đa với bề mặt hình nấm,sản phẩm còn trang bị thêm hiệu ứng laser giúp đèn trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết.

Đèn nấm đĩa bay laser+led  sử dụng 5 bóng led có công suất 3w với 5 màu khác nhau: đỏ+xanh lá+xanh lam+vàng+hồng cùng với nguồn laser có giải sóng đỏ 100mW,650nm , xanh lá 50mW 532nm. Đèn có chế độ chạy âm thanh, tự động, thiết kế nhỏ gọn, giá cả vừa phải. Đèn được thiết kế để dành cho cho tổ chức bữa tiệc, phòng trà, phòng hát karaoke, night club…

Đèn led nhím octo

Đèn led nhím Octo có công suất chiếu sáng mạnh mẽ cùng góc quay không giới hạn với rất nhiều màu sắc bắt mắt độ bao phủ rộng rất phù hợp cho các hội trường, đám cưới ,vũ trường, phòng karaoke lớn, phòng trà.

Đèn chớp led LSB

Đèn chớp led LSB tạo hiệu ứng sôi động, ảo giác mạnh mẽ, kích thích sự cao trào trong các bar – vũ trường. Độ chớp phủ rộng, lan tỏa mọi không gian quán, dễ dàng lắp đặt & sử dụng với những hiệu ứng huyền ảo cho sân khấu, đáp ứng nhu cầu phát triển của các quán bar, karaoke & beer club.

Đèn laser 1 cửa 2 màu K800

Đèn laser 1 cửa 2 màu K800 phát ra 2 tia laser màu đỏ và xanh lá mạnh mẽ, khả năng quét tia kết hợp cùng với máy phun khói sẽ làm cho không gian thêm sôi động. Đèn rất thích hợp dùng cho sân khấu phòng hát karaoke, phòng trà, quán coffe…

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Hướng dẫn sử dụng máy tạo khói sân khấu

Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn về cách sử dụng máy tạo khói trên sân khấu như thế nào cho tối ưu và công việc bảo trì  định kỳ máy phun khói để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt.


Vị trí tốt nhất để đặt máy khói là ngay trên sàn sân khấu. Các máy tạo khói nên được đặt ở cánh gà để xịt thẳng vào giữa sân khấu. Nếu sử dụng máy khói ngoài trời hoặc nơi có gió, bạn phải đặt theo chiều gió vào sân khấu, để gió không thổi khói ra ngoài làm tốn dung dịch khói. Bạn điều khiển cho máy khói xịt thường xuyên theo một tần suất nhất định để đảm bảo đủ khói cho sân khấu. Những lúc cao trào bạn có thể xịt liên tục vào giữa sân khấu để cho hai luồng khói gặp nhau bốc lên cao tạo nên hiệu ứng đẹp. Tùy thuộc vào các sân khấu cụ thể khác nhau bạn có thể lựa chọn số lượng và chủng loại máy phun khói khác nhau. Ví dụ: đối với sân khấu trong nhà rộng khoảng 50 mét vuông, bạn nên dùng 2 máy khói 1500W đặt hai bên cánh gà

Với sân khấu nhạc êm dịu, trữ tình, bạn đặt trước máy tạo khói một chiếc quạt nhỏ để thổi đều khói ra khắp sân khấu, tạo không gian mờ ảo, dễ bắt tia sáng của các đèn hiệu ứng.  Bạn có thể điều chỉnh quạt và máy khói sao cho khói ra đều đặn, nhìn không thấy được nguồn khói nhưng vẫn đủ để bắt tia sáng của các đèn sân khấu.

Dung dịch tạo khói chuẩn là một loại hóa chất không độc hại vì vậy bạn có thể hít thở thoải mái trên sân khấu có khói mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên để dung dịch tạo khói dính vào miệng.

Một điều đáng lưu ý là dung dịch tạo khói là loại hóa chất ngậm dầu, khi trở về trạng thái lỏng thì không bao giờ khô. Vì vậy nếu luồng xịt khói quá gần với các thiết bị âm thanh ánh sáng khác thì lâu ngày các thiết bị đó sẽ dính nhiều dầu và không khô được dẫn đến có thể làm hỏng thiết bị.

Bảo trì máy tạo khói sân khấu

Không nên khởi động thiết bị quá lâu trước khi phun khói, khoảng 5 đến 10 phút là vừa, khi không dùng liên tục thì tắt máy phun khói đi.

Dung dịch tạo khói không có mùi nhưng nếu để lâu ngày sẽ có những cặn hóa chất, dưới nhiệt độ cao sẽ bị cháy sinh ra chất andehyt có mùi khét. Vì vậy bạn nên vệ sinh máy tạo khói theo định kỳ.
Sau khi xử dụng hết khoảng 2 bình dung dịch tạo khói, bạn nên cho máy xịt không khoảng nửa lít nước sạch để đẩy hết những cặn hóa chất trong ống đồng ra. Thỉnh thoảng bạn phải thông lỗ thoát khói của máy để tránh tắc lỗ thoát dẫn đến hỏng bơm. Bạn không nên pha dung dịch tạo khói với chất tạo mùi nào khác vì khi bị nung nóng các chất tạo mùi sẽ trở lên có hại cho sức khỏe.

Trên đây chỉ là một vài kiến thức chung về sử dụng và bảo trì máy phun khói sân khấu. Đối với các sân khấu cụ thể, bạn cần phải tùy chỉnh cho phù hợp nhất với không gian và mục đích của từng sân khấu.

Nhiệt độ của màu sắc

Ánh sáng trắng không phải là màu trắng!

Ánh sáng trắng tồn tại chủ yếu chỉ trong lý thuyết, tại bất kỳ thời điểm nhất định nào. Ánh sáng mà  chúng ta nghĩ là "trắng", thực sự là một khoảng nào đó giữa màu vàng nhạt và màu xanh nhạt. Phạm vi này được gọi là "nhiệt độ màu-color temperature". Có thể chứng minh tốt nhất bằng cách thiết lập cân bằng trắng "trên một máy ảnh kỹ thuật số để cho ra "ánh sáng ban ngày-daylight" và chụp ảnh dưới ánh sáng đèn đốt tim. Những kết quả hình ảnh sẽ một chút màu vàng, bởi vì ánh sáng đèn đốt tim vàng hơn (yellower) có nhiệt độ màu thấp hơn so với ánh sáng ban ngày. Tương tự như vậy, thiết lập cân bằng trắng bằng đèn "tungsten" và chụp một cảnh chiếu sáng bởi ánh sáng ban ngày sẽ cho ra một bức ảnh hơi xanh, ánh sáng ban ngày có nhiệt độ màu cao hơn so với ánh sáng tungsten.
Nhiệt độ màu được đo bằng độ Kelvin, "viết tắt là" K. " Như đã đề cập ở trên, một nguồn sáng xanh hơn, nó sẽ có nhiệt độ màu của nó cao hơn. Dưới đây là một bảng nhiệt độ màu gần đúng cho các nguồn ánh sáng thông thường:

Nguồn sáng
Nhiệt độ màu
Ánh sáng ban ngày u ám
6.5000 K
Ánh sáng ban ngày tiêu biểu
5.5000 – 6.0000 K
Ánh Sáng Sân Khấu / Photoflood
3.0500 – 3.4000 K
Đốt tim tiêu chuẩn
Ánh Sáng Sân Khấu
3.0000 K
Bóng đèn dân dụng sáng rực
3.0000 K
Mặt trời lúc mới mọc hay sắp lặn
2.7000 – 3.3000 K
Lửa của cây nến
1.8500 K
Lửa của que diêm
1.7000 K
Vậy những con số này nói lên điều gì? Nhiệt độ màu được tham chiếu bằng một "vật đen" tiêu chuẩn - một khối carbon (một khối kim loại, sắt có lẽ đúng hơn - ND), khi nung nóng đến một nhiệt độ cụ thể, sẽ phát ra ánh sáng có màu sắc cụ thể.

Bảng chia độ Kelvin (được đặt tên theo nhà vật lý người Anh William Kelvin) là một biến thể của bảng chia độ Centigrade/Celsius (C), ngoại trừ thay vì được tính từ điểm đóng băng của nước, nó được tính từ “không độ tuyệt đối". Nếu bạn lấy nhiệt độ Kelvin trừ đi 273, bạn sẽ có độ C tương đương.

Bạn có thể nghĩ rằng trong số các màu sắc ở trên không có màu nào trông giống như màu "trắng" .... vậy là bạn nói đúng. Trước hết, nó chỉ đơn thuần là xấp xỉ và không xấp xỉ, như vậy là chính xác. Thứ hai và quan trọng hơn – sự thích nghi của mắt (hay chính xác hơn, bộ óc). Bản thân chúng ta có khuynh hướng “cân bằng trắng – white balance" tự động vào các nguồn sáng chiếm ưu thế trong môi trường của chúng ta tại bất kỳ thời gian nhất định nào. Nếu, thí dụ, bạn có một thời gian đáng kể ở ngoài trời vào ban ngày và sau đó đi vào nhà hay căn hộ của bạn, ánh sáng nội thất có thể nhìn thành màu vàng trong vài giờ, cho đến khi bộ óc của bạn "cân bằng trắng" với môi trường mới của nó. Đây là một điểm bạn nên ghi nhớ, bằng cách nào đó, khi bạn đang viết vài “cue” đầu tiên cho buổi trình diễn của bạn.

Những loại đèn thường dùng trong sự kiện đám cưới

Trong các buổi tổ chức đám cưới nói riêng và các tổ chức sự kiện nói chung thì ánh sáng sân khấu là phần không thể thiếu trong việc mang lại thành công cho sự kiện.

Một bầu không khí vui nhộn, náo nhiệt hay trang trọng, tao nhã có ảnh hưởng rất lớn từ ánh sáng. "Trăm nghe không bằng một thấy" mà!



Dưới đây là một số mẫu đèn thường dùng để lắp đặt một sân khấu sự kiện dành cho đám cưới.

Đèn moving head


Tác dụng rõ rệt nhất của đèn moving head là tạo ra những luồng ánh sáng mạnh mẽ với góc quay rộng, cộng với khả năng quay đầu độc đáo của đèn giúp nó trở nên nổi bật trong việc trang trí ánh sáng.

Một vài mẫu đèn moving head tham khảo: moving head beam 200,  moving head beam 230,  moving head beam 280, đèn moving head cubix lập phương, đèn moving head bee eye, đèn moving head led spot,…

Đèn par led


Đặc điểm nổi bật nhất của đèn par led là tạo ra luồng ánh sáng chân thực, độ chuyển màu mềm mại, đánh phông nền chuyên nghiệp.

Một vài mẫu đèn par led tham khảo: đèn par led 54 bóng chịu nước và không, đèn par led 36 bóng chịu nước và không, đèn par led 18 bóng, đèn par led 7 bóng, đèn led matrix ma trận 5×5,…

Đèn laser


Đặc điểm nổi bật của đèn laser là mang lại tia sáng mạnh mẽ, độ quét màng tia mỏng. Khi kết hợp với khói sân khấu sẽ tạo ra hiệu ứng tuyệt vời.

Mẫu đèn laser tham khảo: đèn nấm led đĩa bay led+laser, đèn laser 1 cửa 7 màu, đèn laser 3 cửa 3 màu,…

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Tìm hiểu về dây tín hiệu âm thanh

Thiết bị âm thanh trong bộ dàn không thể nào phát huy được hết khả năng của nó nếu như tín hiệu âm thanh mà nó nhận được có vấn đề. Và việc này phụ thuộc hết vào khả năng truyền dẫn tín hiệu âm thanh của các loại dây tín hiệu, chọn mua dây tín hiệu âm thanh tốt sẽ góp phần mang lại khả năng trình diễn tốt hơn và khai thác hết khả năng của các thiết bị trong dàn âm thanh của bạn.



Trong hệ thống âm thanh, dây tín hiệu mang nhiệm vụ truyền tải các tín hiệu mức thấp (thường từ vài milivolt đến vài volt) giữa các thiết bị có nhiệm vụ là nguồn phát âm thanh (thường là đầu đĩa, đầu CD, tuner, điện thoại…) với equalizer, preampli và giữa preampli truyền tới ampli công suất. Tùy vào cấu tạo dây mà người ta sẽ phân thành các loại dây tín hiệu sau:

+ Dây tín hiệu âm thanh không cân bằng (Unbalanced Interconnect): Người chơi audio còn biết đến loại dây tín hiệu này với tên khác là single-end, được hàn với dạng đầu cắm RCA (hoa sen), dùng để kết nối các thiết bị như đầu DVD, preampli… Các loại dây tín hiệu âm thanh không cân bằng thường sẽ chỉ có 2 lõi bên trong.

+ Dây tín hiệu âm thanh cân bằng (Balanced Interconnect): Đây là loại dây tín hiệu phổ biến hơn, có khả năng truyền tín hiệu ổn định và chống nhiễu tốt hơn so với dây tín hiệu không cân bằng. Các loại dây tín hiệu này thường sử dụng dạng đầu cắm XLR (hay còn gọi là rắc canon).

+ Dây tín hiệu âm thanh số (Digital Interconnect): là một dây tín hiệu đơn truyền tín hiệu digital, thông thường từ CD transport hoặc các nguồn digital khác tới bộ xử lý digital. Dây digital có loại làm bằng kim loại (coaxial) và loại làm bằng plastic hoặc thủy tinh hữu cơ (optical).

Đó là những loại dây tín hiệu âm thanh được sử dụng phổ biến hiện nay. Và phần tiếp theo sẽ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, những câu hỏi thường gặp nhất về loại sản phẩm này như: Dây tín hiệu tốt cần đảm bảo những điều kiện gì? Cấu tạo ra sao là đạt chuẩn? Dây tín hiệu giữa dàn âm thanh tại nhà và dàn âm thanh trong các hội trường, sân khấu biểu diễn có khác nhau hay không?

Nhiều người vẫn chưa ý thức được rõ tầm quan trọng của dây tín hiệu trong dàn âm thanh. Còn đối với các kỹ thuật viên và người am hiểu, thì dây tín hiệu được xem là vấn đề “sống còn” đối với dàn âm thanh của họ. Trong âm thanh chuyên nghiệp, dây tín hiệu được lựa chọn phải là loại dây có cấu tạo gồm rất nhiều các dây kim loại nhỏ bao quanh 2 dây điện mềm bên trong, và tất các các dây này được bọc bằng một lớp nhựa bảo vệ bên ngoài. Các thành phần dây kim loại bên trong thường chủ yếu sẽ sử dụng đồng, một số có thể mạ thêm bạc để tăng thêm hiệu quả truyền dẫn cho sản phẩm, cùng với đó là hợp chất để làm lớp vỏ bảo vệ bên ngoài… tất cả đều phải được lựa chọn với chất lượng tùy theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất và thương hiệu của sản phẩm.

Sở dĩ có những tiêu chuẩn khắt khe như vậy là do tín hiệu đầu vào của các nguồn âm thường rất nhỏ và yếu, vì vậy đòi hỏi hệ thống truyền tải cần phải đảm bảo truyền tải, tái tạo trọn vẹn nhất các tín hiệu này thì âm thanh mới có thể đạt chất lượng cao nhất. Đối với các loại dây tín hiệu âm thanh của những thương hiệu chuyên sản xuất dây tín hiệu âm thanh thì độ bảo toàn tín hiệu cao, khả năng chống nhiễu, chống tạp âm xâm nhập của các sản phẩm dây tín hiệu của họ rất tốt nên nó có thể kéo dài tối đa đến 300m mà chất lượng âm thanh vẫn bảo đảm.

Hiện nay thì trên thị trường có rất nhiều loại dây tín hiệu âm thanh của nhiều nhà sản xuất với hình dáng, màu sắc cực kì bắt mắt. Nhưng chất lượng của các loại dây tín hiệu này thì cần phải kiểm tra lại. Các nhà sản xuất này thi nhau giảm giá sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, nhưng nhiều người lại không hiểu rằng việc giảm giá đó đi kèm với việc giảm chất lượng các chất liệu sản xuất nên dây tín hiệu, kéo theo giảm chất lượng sản phẩm. Nhiều loại dây tín hiệu âm thanh hiện nay đang được bán ra với giá bằng thậm chí thấp hơn cả dây điện mà chúng ta thường dùng trong gia đình có thể hiểu được chất lượng của nó thế nào!

Hướng dẫn đặt loa đúng vị trí

Một bộ loa chất lượng là điều kiện đầu tiên để tạo được âm thanh hay, tuy nhiên bạn chỉ thực sự phát huy hết giá trị của nó khi bạn tìm ra một vị trí tốt và phù hợp nhất để đặt vào. Bài viết này sẽ hướng dẫn tìm vị trí đặt loa phù hợp qua 5 bước, mang đến cho bạn thêm giải pháp, kiến thức hữu ích trong quá trình lắp đặt dàn âm thanh của mình.
Một vị trí đặt loa hợp lí từ lâu đã là một vấn đề khó đối với rất nhiều người chơi âm thanh. Vì hầu hết chúng ta thường có thói quen sắp xếp loa dựa trên những đồ đạc đã sẵn có, làm sao để tiện dụng cho không gian của mình nhất, chứ không phải đặt loa dựa trên tiêu chí về chất lượng âm thanh.
Hãy cùng điểm qua những 5 bước sau để xem bạn đã lựa chọn vị trí đặt loa đúng được bao nhiêu phần trong 5 bước này.

1. Vị trí tương đối giữa loa và người nghe

Đây là yếu tố phổ biến nhất mà những người chơi âm thanh thường căn cứ vào để tìm vị trí đặt loa. Khoảng cách tương đối giữa bạn và loa, hay vị trí của bạn so với loa… có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng âm thanh nghe được. Hãy thử để ý khi bạn đi nghe nhạc mà ngồi gần một thùng loa công suất lớn, so với những người ngồi ở vị trí xa hơn một chút thì âm thanh nghe được ở đâu sẽ là thoải mái hơn? Mách nhỏ: có một người làm lâu năm trong nghề âm thanh nói rằng: "Âm thanh chỉ có nghe trộm mới hay thôi!"

Thực tế sử dụng của nhiều người chỉ ra rằng vị trí tốt nhất cho người nghe đó là đặt 2 loa đối xứng nhau, và người nghe sẽ ngồi trên trục chính giữa của 2 loa và khoảng cách giữa họ và loa sẽ lớn hơn khoảng cách giữa 2 loa với nhau, như vậy sẽ cho hiệu quả âm thanh tốt nhất cho người nghe. Tuy nhiên trong một vài trường hợp không gian sẽ không cho phép bạn làm như vậy, khiến cho âm thanh nghe được có phần bị lệch về một bên. Còn nếu hoàn thành tốt được bước này, thì không những mang lại âm thanh chất lượng hơn cho loa, mà không gian của bạn cũng trở nên đẹp hơn, thẩm mỹ hơn.

Vậy hãy thử di chuyển dọc theo trục giữa 2 loa và cảm nhận thử âm thanh, bạn sẽ tìm ra được vị trí mà âm thanh ở đó nghe hài hòa nhất, đó sẽ là căn cứ để bạn chọn vị trí cho loa.

2. Độ cao của vị trí đặt loa phải phù hợp

Không gian hạn chế khiến cho nhiều người phải đặt loa trên cao, và điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Khi bạn đặt loa trên cao, các dải tần âm thanh sẽ thay đổi khá nhiều so với việc đặt loa ở vị trí thấp hơn, cụ thể là dải tần trung và dải tần cao, lúc này âm thanh của bạn sẽ rõ nét hơn so với khi đặt loa ở vị trí thấp hơn. Độ cao của loa tép từ 80-120cm so với mặt đất sẽ giúp bạn có được âm thanh tốt nhất.

Hiện nay có rất nhiều người sử dụng loa bookshelf đặt trên những chân đế, kệ đỡ… và đây chính là yếu tố quan trọng mà các bạn phải chú ý để có thể tạo được chất lượng âm thanh tốt nhất cho loại loa này.

3. Góc đặt loa phù hợp

Nếu để ý các bạn sẽ thấy có 2 góc đặt loa phổ biến mà nhiều dàn âm thanh hiện nay thường áp dụng. Một là đặt loa đối diện với vị trí người nghe, và kiểu còn lại đó là loa hơi nghiêng về phía người nghe.
Bạn có thể chọn một trong hai cách này, tùy vào trường hợp cụ thể. Vì tiếng tép có tính định hướng cao, nên việc chỉnh cho loa hướng về phía tai nghe sẽ tăng lượng tiếng tép. Nếu tiếng tép có phần chói tai thì hãy đặt loa lệch đi một chút so với vị trí hiện tại.

4. Chú ý đến khoảng cách giữa loa và tường

Đây cũng là một yếu tố quan trọng mà rất ít người chú ý đến. Khi đặt loa gần tường, tiếng bass sẽ được tăng cường tối đa nhờ vào việc âm thanh phản xạ lại bởi những bức tường phía sau, mang lại cảm giác âm thanh mạnh mẽ hơn. Tất cả các bề mặt của phòng (trần, sàn, bốn bên tường) đều làm tăng âm lượng của tiếng bass, hay nói cách khác "âm bass truyền chủ yếu qua các vật thể trong phòng". Càng gần góc tường, tiếng bass càng lớn. Hãy căn cứ vào âm thanh mà bạn muốn người nghe nghe được (sôi động, mạnh mẽ hay cần độ sâu lắng, nhẹ nhàng) mà chọn lựa khoảng cách giữa loa và tường.

5. Tác động của tường phía sau đến chiều sâu của âm thanh

Các trường hợp thức tế chỉ ra rằng, khi đặt loa càng xa tường, âm thanh sẽ càng có chiều sâu hơn, bạn có thể kiểm nghiệm thực tế vấn đề này. Tuy nhiên đối với những không gian có diện tích nhỏ thì đây là một vấn đề không đơn giản.
=> Hãy tự tay kiểm nghiệm về điều này để tìm được cho mình vị trí tốt nhất mà âm thanh tại đó có tiếng bass có chiều sâu và hài hòa nhất.

Cách hoạt động của Crossover-bộ phân tần

Hầu hết các hệ thống loa truyền thống đều có crossover (bộ phân tần) để đảm bảo mỗi củ loa chỉ hoạt động trong khoảng tần số phù hợp mà chúng được thiết kế. Bộ phân tần có chức năng chia đúng tần số cho mỗi củ loa theo thiết kế kỹ thuật của củ loa đó.


Việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của crossover  cũng có nhiều điều rất lý thú, nó giúp chúng ta nâng cao hiệu năng của hệ thống, đồng thời tránh được những hư hại không đáng có cho bộ dàn. Dưới đây là một số điều bạn nên biết về crossover khi sử dụng chúng trong bộ dàn.

Nguyên tắc phân tách kênh 

Ngoại trừ loa Bose, rất nhiều hệ thống loa hiện nay sử dụng các củ loa không đồng nhất về kích thước, dải tần thiết kế nhằm tái tạo đầy đủ các dải âm tần. Ví dụ: hệ thống âm thanh trình diễn (PA: Public Address) đơn giản có thể gồm một củ bass/trung 12-inch hoặc 15-inch và đi kèm một củ tép kiểu kèn.
Những hệ thống âm thanh cỡ lớn hoặc hệ thống có thùng  loa trầm riêng biệt có thể chia thành nhiều dải tần, trong đó các loa bass có thể đảm nhiệm dải tần từ 120Hz trở xuống. Điều này giúp cho các củ loa hoạt động đúng với khoảng dải tần thiết kế. Trong toàn bộ dải âm tần thì năng lượng sóng âm tần số thấp (bass) lớn hơn đáng kể so với sóng âm tần số cao. Ví dụ với một loa trầm 1000W thì loa trung chỉ cần khoảng 200-300W và loa treble 50-100W.

Mạch phân tần là một thiết bị trong hệ thống âm thanh, với mục đích chuyển tải đúng dải tần mong muốn tới củ loa tương ứng. Có hai loại mạch phân tần: chủ động (thường là thiết bị rời lắp trước khi chuyển tín hiệu vào amply) và thụ động (lắp trong thùng loa, thường gặp trong các loa hi-fi truyền thống). Phân tần thụ động được lắp giữa loa và ampli, nghĩa là nó có nhiệm vụ chuyển tải toàn bộ năng lượng điện do ampli cung cấp cho các loa. Trong hệ thống loa hai đường tiếng, dải tần được chia thành 2 phần: phần tần số cao sẽ đi vào củ loa tép, phần tần số thấp đi vào củ loa trung/bass. Với hệ thống 3 đường tiếng, hệ thống sẽ có 3 loa phụ trách 3 đường tiếng bass/trung/tép và lúc này, bộ phân tần sẽ chia tín hiệu ra thành 3 dải tần riêng biệt khác nhau.

Phân tần không chỉ cải thiện chất lượng âm thanh của bộ giàn, nó còn có tác dụng bảo vệ củ loa tép khỏi các tần số thấp đi vào. Các củ loa mid và bass hầu như không bị hư hại do tác động của tín hiệu âm thanh tần số cao, tuy nhiên chất lượng tái tạo âm thanh tổng thể thì bị ảnh hưởng rõ rệt vì lúc này củ loa hoạt động với dải âm tần không đúng với thiết kế-chế tạo ban đầu.

Phân tần thụ động (được tích hợp sẵn trong các dòng loa)

Bộ phân tần crossover là một tổ hợp các mạch lọc tín hiệu điện thụ động. Trước hết ta quan niệm một bộ phân tần đơn giản nhất gồm các tụ điện, điện trở và cuộn các cuộn cảm.

Bộ phân tần thụ động thường lắp bên trong các thùng loa, do đó tất cả những gì người ta phải làm là chọn một ampli thích hợp về công suất, trở kháng… để phối ghép với loa sao cho hợp lý. Với một hệ thống loa 3 đường tiếng, củ loa bass sẽ nhận tín hiệu điện từ mạch lọc tần số thấp (low-pass filter: chỉ cho các tần số thấp hơn điểm cắt đi qua), trong khi đó củ loa tép sẽ nhận các tín hiệu có tần số cao high-pass filter. Mạch lọc phải được thiết kế cẩn thận, chính xác để đạt được sự chuyển giao trơn tru giữa hai loại tín hiệu trên tại điểm cắt tần. Dải tần hoạt động của củ loa trung thì lại nằm ở khoảng giữa cho nên củ loa này đòi hỏi phải có cả hai mạch lọc ở trên để đảm bảo tín hiệu nhận được là ở dải trung. Kiểu kết hợp giữa low-pass filter và high-pass filter thường hay gọi là band-pass filter. Về lý thuyết, hiện chưa có mạch lọc nào có thể cắt tần hoàn hảo theo chiều thẳng đứng, trong khi đó các củ loa khác nhau lại hoạt động chồng lấn ở một số vùng dải tần tiếp giáp.

Các dạng phân tần thụ động kể trên nhìn chung rất tiện dụng vì người sử dụng không phải can thiệp vào chúng, đáng tin cậy do được thiết kế bởi những kỹ sư giàu kinh nghiệm, và trong phần lớn các trường hợp chúng có giá thành khá hợp lý, ít nhất là cho các hệ thống có công suất nhỏ hoặc trung bình. Tuy vậy, khi hoạt động ở công suất lớn, các thành phần của bộ phân tần thụ động trở nên rất cồng kềnh và đắt tiền do chúng phải tải dòng điện thế lớn hơn. Ngoài ra, bản chất của bộ phân tần thụ động làm chúng tiêu phí năng lượng hữu ích. Một phần công suất của amply luôn bị hấp thụ bởi mạch phân tần thụ động thay vì được chuyển toàn bộ đến loa, do vậy, ta cần phải có amply công suất lớn hơn. Thêm nữa, trừ trường hợp các củ loa trong hệ thống nhiều đường tiếng của chúng ta có cùng độ nhạy (điều này hiếm khi đạt được), còn không thì củ loa có độ nhạy cao hơn luôn cần mức tín hiệu nhỏ hơn. Do vậy, để các củ loa khi kết hợp lại có thể tái tạo phẳng được toàn bộ dải tần, nhà thiết kế phải bỏ bớt một cách có chủ ý một phần công suất của amply bằng cách lắp thêm thành phần trở kháng để làm suy hao bớt mức tín hiệu đến củ loa có độ nhạy cao. Do đó lại càng thêm tiêu phí công suất của amply.

Độ dốc phân tần 

Bộ phân tần thụ động không thể đạt được độ dốc đáng kể tại điểm phân chia tần số nếu không làm tiêu phí phần công suất và không sử dụng các linh kiện cao cấp. Ví dụ: mạch lọc đơn giản chỉ gồm trở và tụ chỉ đạt được độ dốc 6dB/octave, trong khi đó, sự kết hợp giữa tụ và cuộn cảm có thể tạo được độ dốc phân tần là 12dB/octave. Để đạt được độ dốc lớn hơn, nhiều tầng lọc phải được chồng lên nhau dẫn đến sự suy giảm nhiều hơn nữa hiệu suất của năng lượng điện. Chỉ số dB/octave càng cao, đáp ứng của mạch càng có độ dốc cao. Phân tần có độ dốc càng lớn thì các củ loa càng ít hoạt động chồng lấn tại vùng tần số gần tần số cắt, điều mà chúng ta luôn mong muốn. Nguyên nhân là sự chồng lấn quá lớn có thể dẫn đến vấn đề về pha do cả hai củ loa đều cố tái tạo tín hiệu khác nhau đôi chút tại khoảng âm chồng lấn.
Do hiện nay các amply rẻ hơn nhiều (và thường nhẹ hơn) so với trước đây, công suất của chúng không còn là vấn đề nghiêm trọng như trước, do vậy, các mạch phân tần thụ động có thể rất hiệu quả trong các hệ thống có công suất đến vài kilowatts.

Phân tần chủ động (là thiết bị được sản xuất chuyên phân tần số cho hệ thống loa)

Khác với phân tần thụ động, bộ phân tần chủ động chia tách dải tần trước khi tín hiêu được chuyển sang các amply. Mức tín hiệu dòng điện trong giai đoạn này không lớn nên phân tần chủ động không phải chịu mức năng lượng đáng kể, do vậy không cần các linh kiện lớn, phức tạp. Tuy vậy, điều này cũng đồng nghĩa với việc phải sử dụng các amply công suất cho mỗi khoảng tần số. Cụ thể, với hệ thống 3 đường tiếng ta cần 3 amply công suất riêng biệt.

Hiện nay những bộ xử lý tín hiệu âm thanh dạng kỹ thuật số bao gồm các tính năng như crossover, limiter,  chỉnh delay đang dần thay thế dạng analog…
Do mạch phân tần chủ động chỉ làm việc ở mức tín hiệu audio nhỏ, các mạch lọc có thể được xây dựng và sử dụng các mạch điện tử tích cực thông thường tương tự như được sử dụng trong các bộ lọc tần số equalizer, vốn cho phép có được sự linh động hơn rất nhiều trong thiết kế. Và như vậy, thay vì phải tiêu phí năng lượng để chỉnh tín hiệu ra loa theo củ loa có độ nhạy thấp nhất, tín hiệu ra của mạch phân tần chủ động có thể được điều chỉnh để có được sự cân bằng tốt nhất giữa các củ loa. Điều này cho phép các nhà thiết kế lựa chọn củ loa dễ dàng hơn cũng như thiết kế được các mạch lọc có độ dốc cao hơn nên giảm được lượng tín hiệu ngoài giới hạn tần số hoạt động mà từng củ loa thường phải đảm nhận.
Bên cạnh đó, phân tần chủ động giảm nguy cơ gây hư hỏng cho loa tép. Trong trường hợp amply hoạt động ở ngưỡng xảy ra hiện tượng “clipping” – đây là trường hợp tín hiệu ra lớn hơn mức tối đa mà amply kiểm soát được, các sóng âm tần số thấp thông thường trở nên có dạng gần như sóng vuông. Sóng này sẽ vượt qua mạch phân tần và đến loa tép tương tự như các tín hiệu tần số cao khác. Nếu có đủ năng lượng cao hoặc đủ thời gian, chúng có thể gây nóng cho cuộn dây của loa treble và gây cháy chúng.
Với bộ phân tần chủ động, do nằm trước amply nên các phần quá tải của phần bass sẽ vẫn được đưa sang amply của loa bass và đến loa bass. Loa trung và loa tép vẫn nhận được tín hiệu “sạch” từ các amply của chúng.

Loa siêu trầm trong các hệ thống âm thanh loại nhỏ 

Khi các thùng loa trung/tép được tăng cường bởi các thùng loa siêu trầm riêng thì các thùng bass này thường có sẵn mạch phân tần để đưa các tín hiệu có tần số cao hơn một mức nhất định (ví dụ 120Hz) đến loa chính còn phần thấp hơn đến phần amply của loa trầm. Mạch phân tần trong loa chính sẽ chia tín hiệu cho củ loa bass/trung và củ loa tép. Thông thường, ta không cần điều chỉnh đáp ứng tần số ở dải trầm cho loa chính vì mạch phân tần trong loa siêu trầm đã làm việc này. Một ưu điểm khác là chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc điều khiển phần trung âm còn lại. Tuy vậy, không phải loa siêu trầm nào cũng có mạch lọc cho loa chính, một số chỉ đơn thuần cho tín hiệu đi qua mà không lọc, trong trường hợp này, loa chính thường được trang bị mạch cắt âm ở tần số thấp.
Do nhiều loa siêu trầm được thiết kế để dùng đơn lẻ, do vậy tín hiệu cho chúng thường được tổng hợp thành mono, tuy vậy, tín hiệu được cho qua để đến loa chính vẫn được giữ nguyên ở dạng stereo (âm thanh nổi). Đồng thời, loa siêu trầm cũng thường có phần chỉnh âm lượng cho riêng chúng để đảm bảo phần âm thanh trầm được cân bằng với toàn bộ dải âm còn lại. Điều này là cần thiết do lượng tiếng bass phụ thuộc vào tính chất âm học của phòng nghe và vào vị trí đặt loa siêu trầm. Việc sử dụng phân tần thụ động tích hợp trong loa siêu trầm hoặc dùng phân tần thụ động với amply công suất riêng biệt cho loa siêu trầm đều có thể đạt được cùng một hiệu quả như nhau. Nhìn chung, với các hệ thống nhỏ và trung bình thì phương pháp tích hợp phân tần thụ động vào loa là tiện lợi nhất cho dù ta phải cấp nguồn riêng biệt cho từng thùng loa.

Cách bảo vệ củ loa

Do loa có những giới hạn cả về cơ khí cũng như về nhiệt độ mà nếu bị vượt qua sẽ làm hỏng loa nên cần có những cơ cấu bảo vệ. Với hệ thống dùng phân tần thụ động, có thể dùng một số mẹo đơn giản như: mắc một bóng đèn điện thế thấp nối tiếp với loa tép (loa dễ hư hỏng nhất), khi đó, tín hiệu quá lớn sẽ đốt nóng dây tóc của bóng đèn và làm trở kháng của nó tăng lên, kết quả làm giảm lượng tín hiệu cấp vào loa treble. Tuy vậy, với hệ thống dùng phân tần chủ động, ta có thể dễ dàng thiết kế bộ phận giới hạn âm lượng để ngăn không cho amply phải hoạt động ở chế độ “clip”. Các phân tần chủ động này vốn gồm mọi thứ được tích hợp trong thùng loa (có thể được lắp thêm các thiết bị theo dõi nhiệt độ ở amply và khi nhiệt độ tăng đến giới hạn nguy hiểm do quá tải, chúng sẽ giảm công suất hoặc tắt amply để bảo vệ hệ thống âm thanh).

Hầu hết các hệ thống không đòi hỏi chúng ta phải biết chúng sử dụng loại phân tần nào, nhưng chúng ta sẽ có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn nếu chúng ta hiểu được sự khác nhau giữa hệ thống thụ động và chủ động đặc biệt là về vấn đề bảo vệ các củ loa.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Cách khắc phục tiếng hú rít trong hệ thống âm thanh hội trường

Những tiếng hú rít (feedback) phát ra từ loa trong quá trình dàn âm thanh hoạt động là một vấn đề rất hay gặp và luôn làm đau đầu dân setup. Đặc biệt đối với các hệ thống âm thanh hội trường, nơi có nhiều yếu tố khác biệt so với lúc thử loa như tiếng nói, sóng điện thoại, thêm vật thể phản âm là con người. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân của tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường

Để xử lý triệt để vấn đề này thì trước tiên cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tiếng hú. Một micro khi hoạt động thường thu được 3 loại âm thanh chủ yếu:

  • Âm thanh người sử dụng micro.
  • Âm thanh loa phát ra dội lại.
  • Âm thanh phản xạ từ các mặt tường.

Loại âm thanh thứ hai và thứ ba là âm thanh hồi nguồn trong hệ thống. Và khi âm thanh hồi nguồn này đủ lớn thì loa sẽ phát ra những tiếng rú. Và như thế sẽ có 2 nguyên nhân phát ra tiếng rú tiêu biểu nhất:

_ Micro: Thiết kế của các dạng micro trên thị trường hiện nay thường sẽ có những lỗ thoát hơi phía sau màng nhún. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà những lỗ thoát hơi này bị bịt kín thì âm thanh thu được sẽ bị cộng hưởng dội bên trong micro, gây ra những tiếng "hú rít".

_ Hệ thống amply và loa: Đôi khi nguyên nhân cũng là do việc amply cung cấp thiếu công suất cho loa, khiến loa hoạt động với âm lượng khuếch đại không đủ nên phát sinh các tiếng hú. Hoặc khoảng cách giữa loa và micro cũng là một nguyên nhân rất phổ biến, điều này thường rất hay xảy ra trong quán karaoke bởi phòng cỡ 20-30m2 thì khoảng cách loa-người hát là khá nhỏ.

Ngoài ra đôi khi những tiếng hú này còn được gây ra bởi việc thao tác không hiệu quả của các kỹ thuật viên âm thanh, điều chỉnh các thiết bị không hợp lý, ví dụ cố tình tăng EQ dải âm thấp quá lố để làm tăng sự trầm hùng trong bài phát biểu của lãnh đạo chẳng hạn!

Cách khắc phục những tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường

Có rất nhiều cách để khắc phục những tiếng hú cho dàn âm thanh hội trường, các bạn có thể áp dụng đồng thời các mẹo dưới đây đều có thể mang lại hiệu quả.

_ Chọn dùng micro và loa có tính định hướng cao để thu âm thanh từ phía nguồn âm. Micro có tính định hướng tốt sẽ có lợi cho việc nâng cao độ khuếch đại của micro trong hội trường. Loa hội trường có tính định hướng cũng giảm âm hồi nguồn cho micro tới mức nhỏ nhất.

_ Hạn chế tối đa số lượng micro sử dụng cùng lúc. Đôi khi trong quá trình diễn ra sự kiện, bạn phải sử dụng cùng lúc 7-10 micro, hãy giảm bớt âm lượng của các micro này để tránh gây ra những tiếng hú do trùng tần số. Và cắt bớt các micro khi đã sử dụng xong để đảm bảo hệ thống âm thanh vận hành ổn định nhất.

Chú ý đến khoảng cách giữa loa và micro: Đây là mẹo đơn giản và dễ thực hiện nhất, hãy tính toán trước vị trí của loa so với người sử dụng micro để hạn chế tối đa âm thanh hồi nguồn gây ra trong trường hợp này. Và cũng đừng vì lí do này mà đặt loa quá xa hay khác hướng với người nghe, vì như thế tuy giảm được tiếng hú nhưng hiệu quả âm thanh lại không còn.

_ Không đặt micro quá xa so với người nói. Việc này không chỉ giúp giảm tiếng hú mà còn mang lại âm thanh đầy đặn, vang vọng cho hội trường. Và đây cũng là cách để giảm bớt âm thanh hồi nguồn do micro gây ra.

_ Chọn dùng micro và loa có đặc tính tần số tương đối ổn định. Đặc biệt cần tránh dùng micro và loa mà sơ đồ tần số đáp ứng của nó có nhiều trị số đỉnh rõ rệt, bởi điều đó tương đương với việc micro/loa rất nhạy với 1 tần số nào đó nên dễ gây rú rít.

_ Sử dụng những thiết bị hỗ trợ việc khuếch đại tín hiệu âm thanh như: bộ dịch chuyển tần số, bộ điều chỉnh pha... sẽ hỗ trợ cho quá trình khuếch đại tín hiệu âm thanh một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng ampli cung cấp công suất không đủ cho loa, gây ra tiếng hú.

_ Điều chỉnh âm lượng từ tốn: Không nên tăng đột ngột một nguồn âm nào đó khi bạn muốn nó to lên, mà hãy điều chỉnh từ từ để biết đâu là giới hạn, nếu vượt quá những giới hạn này sẽ gây ra những tiếng hú không như ý.

Sử dụng Equalizer: Sử dụng equalizer giúp cho người dùng dễ dàng kiểm soát được tần số âm thanh và hạn chế được những tần số không như mong muốn, gây ra âm thanh hú của hệ thống.

Đó là nguyên nhân gây ra những tiếng hú và những mẹo nhỏ giúp khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh hội trường. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới để tùy chỉnh thật tốt cho dàn âm thanh của mình.

Nguồn Phantom là gì?

Nguồn Phantom 48V là một thuật ngữ rất hay gặp đối với những người setup âm thanh chuyên nghiệp, đặc biệt là đối với các loại mixer, soundcard… Nhưng với những người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực thiết bị âm thanh thì đây là một khái niệm tương đối mới, thậm chí là không hiểu nó là gì. Bài viết này sẽ chia sẻ về thuật ngữ này, qua đó giúp bạn hiểu về nguồn Phantom cho micro condenser.


Nguồn Phantom 48V được dùng để hỗ trợ sử dụng các loại micro condenser, vì thế trước khi tìm hiểu về nó chúng ta cần hiểu khái niệm về micro condenser và nó có khác gì so với các loại micro bình thường hay không?

Phân loại micro

Đối với những ai không biết gì về lĩnh vực thiết bị âm thanh, khi đi mua micro chỉ cần mua loại nào nói kêu và hát nghe rõ ràng là đạt tiêu chuẩn, có thể mua về để nói hoặc hát karaoke tại nhà. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà sản xuất đã phân chia sẵn các loại micro dành cho từng nhu cầu như micro để nói, hát karaoke, thu âm… Chọn đúng loại micro sẽ giúp bạn thu được chất lượng âm thanh tốt nhất.

Hiện nay trên thị trường bao gồm 3 loại micro phổ biến, được phân loại dựa trên cấu tạo: micro dynamic (micro điện động), micro condenser (micro tụ), micro ribbon. Tuy nhiên được sử dụng phổ biến nhất là 2 loại micro đầu tiên, chính vì thế bài viết này chỉ giới thiệu cho các bạn về 2 loại dynamic/condenser.

+ Micro dynamic: Đây là loại micro được sử dụng nhiều nhất trong cả 3 loại, với mức giá thành rẻ cùng hiệu quả tương đối cao, phù hợp cho nhiều mục đích khác nhau. Micro dynamic hoạt động bằng nguyên lý cảm ứng điện từ. Các loại micro trong các dịch vụ karaoke hiện nay hầu hết là micro dynamic, tuy nhiên thì trong một số hệ thống thu âm vẫn sử dụng các loại micro dynamic thiết kế dành riêng cho nhu cầu thu âm.

Điểm mạnh: micro dynamic có cường độ âm lớn, độ bền rất tốt và dễ thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ, không cần cung cấp nguồn điện để hoạt động, nhỏ gọn.
Điểm yếu: có tần số đáp ứng yếu khi tần số vượt ngưỡng 10 kHz.

+ Micro condenser: micro dạng tụ, màng của chúng hoạt động như một cái mảng tụ điện và khi các âm thanh tác động lên màng thu sẽ tạo nên các rung động, màng rung sẽ chuyển hóa các rung động âm thanh đấy thành các tín hiệu âm thanh. Loại micro này có độ nhạy rất cao và bắt âm thanh chính xác, thích hợp cho thu các dạng tín hiệu mềm như giọng hát, guitar thùng…nên dòng micro này được các phòng thu âm sử dụng.

Điểm mạnh: có đáp tần rất ấn tượng đối với toàn bộ dải tần con người nghe được từ 20Hz-20kHz.
Điểm yếu: giá cả từ trung bình đến cao, đòi hỏi phải cung cấp nguồn điện 48V, có thể có kích thước lớn; hai microphone của cùng một hãng có thể nghe hoàn toàn khác nhau, môi trường và nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Nguồn Phantom cho micro condenser

Nguồn phantom ra đời với mục đích cung cấp nguồn điện cho micro condenser hoạt động. Loại nguồn này thường được tích hợp sẵn trên mixer hoặc các loại soundcard.

Tùy vào loại mixer mà thiết kế nguồn Phantom cũng khác nhau, có những loại mixer được thiết kế riêng từng nút bật/tắt nguồn cho mỗi đường tín hiệu (line) mixer riêng biệt, người dùng muốn sử dụng micro ở đường tín hiệu nào chỉ cần bật công tắc của đường tín hiệu ấy lên. Tuy nhiên ở một số loại mixer rẻ tiền, nút bật/tắt này được sử dụng chung cho 2-3 đường tín hiệu, thậm chí có loại mixer chỉ gồm 1 nút bật/tắt cho tất cả các đường tín hiệu. Cũng vì điều này mà đôi lúc khi sử dụng các nhiều micro (cả micro dynamic lẫn condenser) trên một loại mixer đang bật công tắc nguồn 48V cho tất cả đường tín hiệu, sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cả bộ dàn, thậm chí là hư hỏng các thiết bị. Chính vì thế lời khuyên cho bạn là chỉ bật công tắc này khi sử dụng micro condenser, và tắt ngay khi sử dụng xong để đảm bảo an toàn tối đa.

Ngoài thị trường cũng có bán những nguồn Phantom rời, cung cấp nguồn điện ổn định hơn cho micro. Thiết bị này ngày nay rất được các người chơi âm thanh ưa chuộng.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Phụ kiện nên có cho dàn âm thanh

Đầu tư phụ kiện để nâng cao chất lượng âm thanh cho bộ dàn là một hướng đi đang rất được ưa chuộng, và những phụ kiện được nhiều người nhắm đến khi có nhu cầu đầu tư, thay đổi cho dàn âm thanh thường là các loại bộ lọc nguồn điện, dây dẫn (dây loa và dây tín hiệu) và các loại chân chống rung cho thiết bị. Một chuyên gia tư vấn rằng giá trị của phụ kiện nên chiếm khoảng 10%-15% giá trị của dàn âm thanh. Vậy bạn đã đầu tư bao nhiêu cho phụ kiện?

Những phụ kiện đáng giá

1. Bộ lọc nguồn điện

Đây là loại phụ kiện rất quan trọng và được nhiều người chơi âm thanh quan tâm hiện nay. Nó ra đời với 2 mục đích chính:
+ Cải thiện chất lượng điện nguồn bằng cách lọc sạch vứt hết những thành phần không phải là AC 50Hz đến từ nguồn điện lưới.
+ Mang lại sự an toàn trong sử dụng cho người dùng hơn so với các loại phích cắm điện thông thường cũng như tạo vẻ thẩm mỹ hơn trong dàn âm thanh.
Ngoài ra ở những bộ lọc điện hiện đại ngày nay còn được tích hợp thêm khả năng tích trữ năng lượng để đáp ứng kịp thời cho những tình hướng tiêu thụ năng lượng tăng đột biến của amply ở những đoạn cao trào của bản nhạc.
Sở dĩ có sự ra đời của thiết bị này là do nguồn cấp điện hiện nay tại nước ta không thực sự ổn định, hay xảy ra các hiện tượng nhiễu điện, không đủ điện 220V, thường xuyên tăng giảm một cách đột ngột. Vấn đề này nếu chỉ xảy ra một vài lần sẽ không gây ảnh hưởng mấy đến thiết bị, tuy nhiên nếu thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu cho loa và amply, dẫn đến hư hỏng. Ngoài ra thì trong quá trình truyển tải điện từ các trạm hạ thế đến các hộ gia đình, dòng điện thường bị nhiễu, không còn “sạch” do ảnh hưởng sóng điện từ của các thiết bị điện khác như đèn huỳnh quang, điện thoại… Nhiễu điện sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng âm thanh, gây méo tiếng. Một nguồn điện bị xung nhiễu và không ổn định sẽ làm âm trầm phát ra thiếu sức mạnh, những tiếng trung và tép có phần nhòe đi so với âm gốc.


Chính vì thế mà việc sử dụng các loại bộ lọc nguồn điện sẽ góp phần đảm bảo nguồn cấp điện cho dàn âm thanh được ổn định, giúp các thiết bị hoạt động hiệu quả để có thể đạt chất lượng âm thanh tốt nhất có thể.

2. Dây dẫn tín hiệu (dây loa và dây tín hiệu)

Bạn sẽ không thể nào kết nối các thiết bị lại với nhau, cũng như truyền tín hiệu đi từ nguồn phát nhạc cho đến loa một cách trọn vẹn nếu như gặp vấn đề về dây dẫn tín hiệu. Dây dẫn tốt không chỉ giúp giảm nhiễu trong quá trình truyền tải tín hiệu giữa hai thiết bị mà còn phát huy tối đa băng thông âm thanh, hay nói một cách đơn giản là với dây dẫn tốt mới thật sự nghe hết được khả năng trình diễn của các thiết bị trong bộ dàn.
Hiện nay thì người chơi âm thanh đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến việc trang bị dây dẫn chất lượng cho dàn âm thanh của họ tuy nhiên thì vẫn còn nhiều người rất dè dặt trong việc đầu tư mua các loại dây loa và dây tín hiệu này. Chính vì thế mà xảy ra hiện tượng có những bộ dàn sở hữu thiết bị rất đắt tiền, nhưng do hạn chế về dây dẫn nên sự phối hợp, gắn kết giữa các thiết bị không có, dẫn đến hạn chế về chất lượng âm thanh phát ra. Tuy nhiên người sở hữu lại lầm tưởng nguyên nhân là do chất lượng kém của amply, loa, đầu đọc… và ra sức nâng cấp các thiết bị này, và cứ như thế thay đổi thiết bị liên tục nhưng hiệu quả âm thanh vẫn mãi không đáp ứng được.

Hãy căn cứ vào giá trị của thiết bị để có thể mua những loại dây dẫn có mức giá, chất lượng phù hợp với các thiết bị trong bộ dàn. Ngoài ra thì có thể tham khảo qua các loại dây dẫn của các thương hiệu nổi tiếng, có độ chống nhiễu tốt, được nhiều người sử dụng như: Soundking, Cordial… để chọn mua loại phù hợp cho mình. Có một chuyên gia âm thanh khuyên bạn nên đầu tư khoảng 10%-15% giá trị tổng bộ dàn cho phụ kiện là hợp lý.

3. Phụ kiện chống rung

Đây cũng là một loại phụ kiện mà bạn cần quan tâm để có thể giúp thiết bị trong dàn âm thanh hoạt động ổn định nhất. Nếu bạn đã từng thấy các dàn âm thanh công suất lớn hoạt động, âm thanh phát ra lớn đến nỗi lon bia xì ra bắn tung khắp nhà thì bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các phụ kiện chống rung. Các thiết bị chống rung được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến chân loa, kệ máy, các loại chân chống rung chuyên dụng cho từng thiết bị… Trên thực tế thì các loại thiết bị âm thanh càng đắt tiền đều được nhà sản xuất chú trọng, trang bị cho những thiết bị chống rung chất lượng cao như các miếng đệm cao su dày, độ bám cao, các ly treo… để thiết bị có thể hoạt động tốt nhất.

Trên đây là 3 loại phụ kiện mà bạn có thể xem xét, đầu tư cho dàn âm thanh để hoàn thiện chất lượng bộ dàn của mình. Trên thực tế có rất nhiều người đã thử đầu tư các loại phụ kiện này, cải thiện được chất lượng cho bộ dàn và phản hồi rất tích cực về vấn đề này.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

6 trang web cung cấp âm thanh giúp bạn thư giãn đầu óc

Âm nhạc thường được gắn với ý nghĩa sôi động vui vẻ, song cũng có những âm điệu giúp bạn dễ có sự tập trung cao để thực hiện công việc hay học tập.


Theo một nghiên cứu thì mức độ tiếng ồn xung quanh trong khoảng 50-70 Db sẽ làm tăng hiệu suất của các công việc mang tính sáng tạo. Ngược lại âm thanh cao hơn khoảng 85 Db sẽ làm giảm khả năng sáng tạo. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ tiếng ồn vừa phải sẽ làm giảm khả năng xử lý thông tin, khi đó con người thường tăng khả năng xử lý trừu tượng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sáng tạo.

Bạn có phải là người dễ mất tập trung khi làm việc tại những nơi quá ồn, hoặc thậm chí là quá yên tĩnh? Theo nhiều nghiên cứu, chúng ta thường làm việc hiệu quả và tập trung tốt khi xung quanh có những âm thanh vừa phải, nhẹ nhàng, không cao trào. Giải pháp là bạn có thể trang bị tai nghe, nhưng chưa phải là tốt nếu bạn nghe những bản nhạc có lời.

Những website dưới đây sẽ giúp bạn tập trung trong công việc, tăng khả năng sáng tạo với những âm thanh nhẹ nhàng như đang ở ngoài thiên nhiên. Bạn cũng có thể thưởng thức những bản nhạc này khi ngồi thiền hoặc tập pháp luân công.

Defonic – nghe âm thanh từ thiên nhiên

Ngay trên trang chủ của Defonic, bạn sẽ thấy 21 loại âm thanh được mô tả bằng những biểu tượng sinh động. Ví dụ như tiếng mưa, tuyết rơi, tiếng khua nước của mái chèo… cho đến những âm thanh nhân tạo như tiếng trò chuyện râm ran trong quán cafe hay âm thanh trong lớp học…

Defonic còn cung cấp tính năng kết hợp nhiều âm thanh có sẵn để tạo nên những bản hoà âm theo ý thích. Bạn sẽ không bị giới hạn số lượng âm thanh kết hợp, nên dễ tự do sáng tạo những bản hoà âm thiên nhiên cho riêng mình.

Thao tác thực hiện khá đơn giản vì bạn chỉ cần nhấp vào ảnh đại diện cho từng âm thanh và hiệu chỉnh âm lượng phù hợp. Ví dụ bạn có thể chọn tiếng ồn trong quán cà phê với âm lượng lớn và tạo tiếng mưa với âm lượng nhỏ hơn một chút để tạo cảm giác như bạn đang ngồi thưởng thức cà phê trong một ngày mưa!


Ở mục Video, bạn có thể tìm thấy 9 kiểu âm thanh khác nhau đi kèm hình động minh họa, mang đến cho bạn những trải nghiệm chân thật về âm thanh mà mình đang lắng nghe. Ví dụ khi bạn chọn tiếng sóng biển, màn hình website sẽ là bờ biển xanh với những con sóng đang không ngừng vỗ bờ.

Noisli – Vừa nghe nhạc thiên nhiên vừa soạn văn bản

Noisli là website không khác nhiều so với Defonic trong việc cung cấp những âm thanh từ thiên nhiên, cho phép bạn sáng tạo bản mix và tăng giảm âm lượng. Ngay giao diện trang chủ là các biểu tượng hiển thị cho từng loại âm thanh: tiếng mưa rơi, tiếng sấm chớp, tiếng nước chảy, lá rơi, lửa cháy và cả âm thanh xì xào như trong quán cà phê…

Điểm khác biệt của Noisli là bạn có thể đơn giản lựa chọn các chế độ có sẵn như Productivity (Làm việc), Relax (Thư giãn) và Random (Ngẫu nhiên). Chỉ cần bấm vào các chế độ này, Noisli sẽ tự động cho ra những âm thanh giúp bạn tập trung tối đa cho làm việc, học tập.

Bên cạnh nghe nhạc thiên nhiên giúp tập trung làm việc, học tập và thư giãn, Noisli còn có vài tính năng như lưu lại bản hoà âm, đếm giờ, soạn và lưu văn bản trong khi nghe nhạc.

Nếu có dùng các mã HTML trong văn bản, bạn bấm biểu tượng con mắt bên mép phải để bật/tắt chế độ hiển thị văn bản gốc có chứa mã HTML, hay chỉ hiển thị văn bản sau khi được định dạng. Để sử dụng các tính năng này, bạn cần đăng nhập bằng email hoặc tài khoản Facebook của mình.

Coffitivity – Không gian quán cà phê ngay tại nhà bạn

Coffitivity như một cứu cánh cho hội những người thích ngồi làm việc ở quán cà phê nhưng không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Đây là trang web tái tạo lại âm thanh của một quán cà phê để đạt được sự kết hợp hoàn hảo của tĩnh và động. Nó sẽ giúp bạn khơi dậy được dòng cảm hứng sáng tạo khi bạn đang cảm thấy "bí".

Coffitivity cũng cho bạn nhiều sự lựa chọn: điều chỉnh lớn nhỏ âm thanh và nhạc nền. Trong đó cả các hỗn hợp âm thanh đặc biệt như Morning Murmur (âm thanh buổi sáng), Lunchtime Lounge (giờ ăn trưa) và University Undertones (âm thanh “trí tuệ” của quán cà phê đại học)
Bạn cũng có thể download ứng dụng về smartphone, hiện ứng dụng đang hỗ trợ trên cả Android và iOS.

Calm – Thư giãn tức thì trong 2 phút

Calm là website có lối thiết kế giao diện đơn giản, nhẹ nhàng với màu xanh chủ đạo, bạn sẽ dễ lạc vào không gian rộng lớn của thiên nhiên và chỉ muốn hoà mình ngay vào cảnh vật đó. Điều đặc biệt của Calm chính là chức năng “Take a Meditation Break” (Thư giãn nhanh) ở góc trái, bạn có thể điều chỉnh thời gian bạn muốn để thư giãn giữa giờ làm việc. Ngoài ra, bạn còn được lựa chọn thư giãn theo “Guide” (hướng dẫn thư giãn với giọng nói) hoặc “Timer Only” (đếm lùi thời gian).

Tùy thuộc vào trạng thái cảm xúc của mình, bạn có thể lựa chọn những hình ảnh tác động vào não bộ như cánh đồng bắp, thác nước, cảnh mây bay, đại dương mênh mông,… sau đó là trải nghiệm âm thanh của thế giới tự nhiên.

Calm là một trang web tích hợp các tính năng phù hợp với những người có nhu cầu ngồi thiền và tịnh tâm sau những giờ làm việc căng thẳng.

Nature Sounds Map – Nghe những âm thanh chân thật từ thiên nhiên

Khác biệt với các website trên, Nature Sounds Map lại cung cấp âm thanh theo một trải nghiệm có tính địa lý. Truy cập vào đây, bạn sẽ được bày ra một phần của bản đồ thế giới, với các điểm mốc để nhấp vào và chọn Listen It để nghe những âm thanh được người dùng đóng góp từ các khu vực đã chọn.

CalmSounds – Lắng nghe âm thanh chất lượng cao từ thiên nhiên

CalmSounds là website cung cấp cho bạn nghe trực tuyến hoặc ngoại tuyến những âm thanh chất lượng cao, dễ dàng giúp bạn đắm mình vào không giang âm thanh như thật. Bạn sẽ có 6 loại âm thanh chính có thể chọn nghe như tiếng sóng biển, mưa giông, rừng mưa nhiệt đới…