Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Mẹo cải thiện chất lượng âm thanh lưu trên thẻ nhớ


Một típ nhỏ để giúp các bạn cải thiện thêm chất lượng nhạc từ thẻ nhớ, và hoạt động ổn định hơn nhằm kéo dài tuổi thọ của DAP và thẻ micro SD. Thoạt nghe có vẻ giống như một bài quảng cáo hay scam tuy nhiên chúng ta hãy cùng xem

1. Back-up nhạc trong thẻ vào máy rồi format thẻ micro SD thành exFAT với 128Kb allocation unit size

2. Chép nhạc của bạn lại vào trong thẻ.

3. Sử dụng phần mềm DiskFresh để refresh lại các dữ liệu đã được chép trực tiếp mà không cần partition mapping (nói chung là read & refresh lại các sector trên ổ cứng và thẻ nhớ)

Chỉ với ba bước này bạn có thể nhận thấy thiết bị của mình trở nên ổn định hơn với nền âm sạch hơn tuy nhiên mình chỉ thử với các DAP (ak120, X5-II) còn smartphone thì chưa thử. Cá nhân mình nghĩ các bạn nên thử refresh lai chiếc thẻ nhớ của mình và tự mình cảm nhận xem âm thanh có hay hơn không vì việc này bạn có thể làm rất nhanh mà hoàn toàn miễn phí.
Quảng cáo: 5 dàn karaoke gia đình hay nhất năm 2017.
dàn âm thanh chuyên nghiệp gồm những thiết bị gì

Một Audiophile yêu nhạc hơn kỹ thuật âm thanh.

Đây là một bài viết rất vui của lão John DarKo trên trang Digital Audio Reviews. Anh chàng có 1 định nghĩa, gọi là " Music First Audiophile" - dịch sang tiếng Việt hơi củ chuối như trên :P

Một “Music-First Audiophile” không giống như những audiophile khác. Họ thiết lập dàn âm thanh không nhất thiết phải theo ý của số đông và cũng không áp đặt ý kiến của mình lên người chơi âm thanh khác.






Một “Music-First Audiophile” hiểu được cái hay của âm nhạc đều hiện hữu trong các dòng nhạc khác nhau và không khen chê hay phân biệt cái nào hơn cái nào. Và dĩ nhiên họ cũng biết có rất nhiều thể loại nhạc chứ không chỉ riêng thứ mà mình thích.dàn âm thanh chuyên nghiệp gồm những thiết bị gì
Một “Music-First Audiophile” không bao giờ cố gắng làm cho dàn âm thanh tại nhà có được chất tiếng như buổi hòa nhạc live, vì đó là một điều không thể làm được. Họ tôn trọng những gì người nghệ sỹ muốn gởi gắm cho người nghe qua album của mình, và đó là nghệ thuật.

Một “Music-First Audiophile” luôn tôn vinh sự cao cấp của chất lượng hi-res nhưng không vì thế mà kỳ thị những định dạng âm thanh khác. Họ cũng không quy chụp, vì dù là lossless, vinyl, MQA hay DSD đều có những nét riêng làm nó nổi bật trước đám đông.dàn âm thanh chuyên nghiệp gồm những thiết bị gì

Một “Music-First Audiophile” luôn đặt âm nhạc đầu tiên, sau đó đến phần cứng và cuối cùng mới là định dạng nhạc. Họ cũng không suốt ngày cắm đầu vào dàn âm thanh hi-fi 24/7 mà tận hưởng cả những loại hình khác như stream bluetooth, nghe nhạc trong xe hay nói chuyện với bạn bè trong nhạc nền êm dịu.


Một “Music-First Audiophile” biết được điểm mạnh của các dịch vụ stream là sự tiện dụng chứ không chỉ đơn thuần là chất lượng, do đó không cần thiết phải thiết lập dàn âm thanh cao cấp đắt tiền cho mỗi phòng trong nhà, tránh lãng phí quá nhiều mà sử dụng không bao nhiêu.

Một “Music-First Audiophile” biết được sự khác nhau cơ bản giữa không gian âm của loa và tai nghe, hiểu được nó chịu ảnh hưởng từ thiết kế phòng nghe hơn là do chất lượng của thiết bị đang sử dụng. Họ không mua những thiết bị đắt tiền một cách mù quáng mà không nghiên cứu trước về nó.

Một “Music-First Audiophile” cũng không dành hết thời gian của mình cho việc theo đuổi âm thanh vì nó chỉ là một thú chơi, một sở thích cá nhân. Và họ tự gọi mình là audiophile khi nhận thức được giữa âm nhạc và chất lượng âm thanh, âm nhạc luôn luôn quan trọng nhất.
QC : dàn âm thanh chuyên nghiệp gồm những thiết bị gì

Những trang web cho phép tải nhạc lossless tốt nhất


BANDCAMP
Website: bandcamp.com

Bandcamp là một website rất thú vị và bắt đầu đi vào hoạt động kể từ 2007. Đây là một trong số ít các website đặt quyền lợi của việc bán các ca khúc trực tiếp vào tay những nghệ sỹ. Không có bất kỳ một công ty trung gian hay đại lý phân phối. Bandcamp cũng thu phí phân phối trên sale và download nhưng đây là một trong những mô hình trang web phân phối nhạc có thể được gọi là công bằng nhất. Bạn có thể tìm thấy được rát nhiều những ca khúc từ indie cho đến những ca sỹ lớn. Các dạng file có thể được download qua BandCamp bao gồm FLAC, ALAC, AAC, Ogg Vorbis, WAV và AIFF cũng như MP3.

Bandacamp không thu phí hàng tháng cho người dùng. Tất cả các nội dung được stream trên web đều ở dạng lossy tuy nhiên khi bạn mua một ca khúc thì cũng có nhiều định dạng lossless và định dạng không bị nén như trên.


BEATPORT
Website: beatport.com

Beatport là một trang nhạc chuyên về nhạc điện tử và rất nhiều genre nhỏ hơn. Nếu bạn muốn tìm hiểu và download từ nhạc EDM cho đến Ambient electronic music thì đây có lẽ là website bạn nên tham khảo. Đây là nguồn nhạc cực kỳ tốt dành cho những DJ và electronic fan. Beatport cũng bán các ca khúc, album, DJ mix và họ có cả phần mềm riêng mang tên Beatport Pro dành cho Desktop. Beatport cũng cho phép download các định dạng WAV, AIFF và MP3.


HDTRACK
Website: hdtracks.com

Đây có lẽ là website khá quen thuộc với giới audiophile. Với rát nhiều những bộ nhạc hiếm, kho nhạc có chất lượng cao và một vài tên tuổi lớn nhất trong làng âm nhạc như John Lennon, The Stones, Miles Davis và Daft Punk. HDtrack có rất nhiều các ca khúc gần như phục vụ tất cả các nhu cầu. HDtrack cũng cho các bạn download nhạc ở các định dạng lossless WAV, AIFF, ALAC, FLAC và thậm chí là DSD (DSF). Họ cũng có đầy đủ artwork cũng như các dòng note trong các album dành cho hardcore fan dưới định dạng PDF một điều khá hiếm thấy so với các site khác trong thời đại kỹ thuật số. Cũng như các website download nhạc chất lượng cao khác HDtracks chỉ cho phép download nhạc đã mua, tuy nhiên đây là một trang các bạn nên tham khảo.


TIDAL
Website: tidal.com

Tidal là một trang web rất đặc biệt khi đây là một website stream nhạc trực truyến và download nhạc chất lượng cao ở hơn 52 quốc gia. Với kho nhạc hơn 40 triệu ca khúc với cả định dạng lossless hoặc lossy và đặc biệt hơn là khả năng hỗ trợ những ca khúc định dạng MQA. Kho nhạc trải rộng rất nhiều những thể loại với những nghệ sỹ hàng đầu, đặc biệt với những exclusive đặc biệt riêng và cũng có những nghệ sỹ nhạc indie mới nổi cũng có những cơ hội đặc biệt giới thiệu trên web.
Tidal cũng cho phép người dùng 2 lựa chọn Premium $9,99/ 1 tháng (định dạng nhạc AAC 320kHz) và $19.99 Hi-Fi ( chất lượng Lossless CD và MQA)    

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Cần phải đàn những gì khi đệm hát?

Để đệm đàn được hay thì bạn nên có kiến thức về hợp âm để có thể sử dụng thành thạo khi đệm hát. Nếu bạn đang dùng đàn Yamaha 450 có phần đệm tiết tấu tự động thì tay trái thường chơi hợp âm với tiết tấu chọn phù hợp với bài hát, tay phải thường chơi dạo nhạc ở đầu bài rồi khi vào hát ta có thể dùng một số âm sắc để chơi bọc lót cho giai điệu hát chính. Chẳng hạn như chỗ nào hát ngân dài thì ta có thể thêm một câu nhạc chen vào đó. Câu nhạc này được bạn tự sáng tác ra dựa trên cơ sở hợp âm bên tay trái. Bước đầu tay phải hãy chơi những nốt của bên tay trái thôi, sau đó mở rộng dần với các nót khác.
Hãy cố gắng chơi tốt phần tay trái đã, phần tay phải chỉ chơi câu dạo nhạc thôi.
Một mẹo hay là nếu câu hát ngân dài thì bạn có thể chèn thêm chính giai điệu của câu hát đó, tạo nên sự nhại lại câu hát đó vậy. Bước đầu nên nghe và bắt chước băng đĩa đã, sau đó ta sẽ tự đệm theo kiểu của riêng mình.

Trên  thực tế, đệm những gì là đều do sự tưởng tượng và khả năng của chính bạn. Không có một giới hạn nào cho việc bạn đệm những gì....

Ngoài ra việc nghe nhiều cũng giúp ta học hỏi được nhiều, những vẫn cần nghiên cứu lý thuyết thì mới áp dụng trên thực tế được.
Chúc thành công!

Thu thanh trên sound onboard bằng phần mềm cubase bị trễ phải làm sao?

Vì bạn sử dụng sound card onboard để thu thanh nên không hỗ trợ driver cho cubase, do vậy nếu tiếng bị trễ, bạn cài ASIO4ALL (asio4all.com) thì hết trễ (có thể chỉnh buffer khoảng 256 là OK). Nếu muốn monitor để khi hát nghe được giọng của mình thì bạn nên đeo headphone khi thu thanh, vì nếu không tín hiệu sẽ bị bắt ngược vào micro tạo nên vòng lặp (loop) nên dễ bị hú hay bị bắt cả nhạc vào kênh hát luôn.

Trong Cubase 2, để chỉnh độ trễ thường ta vào Device - Device setup - Chọn VST multitrack bên trái, sau đó nhấn chọn ASIO Driver và nhấn control Panel để chỉnh buffer từ cửa sổ hiện ra.

Tuy nhiên ai dùng Cubase 3 thì sẽ chỉnh trong Device - Device setup - Chọn VST Audiobay. Sau đó chọn ASIO4ALL bên phải, mục Master ASIO Driver. Mục Control Panel thì trong cubase 3 lại phải nhấn xuống dòng dưới của VST Audiobay sẽ thấy.

Phương pháp luyện nghe nhạc

Bạn hãy bắt đầu từ việc nghe từng nốt một. Sau đó tới luyện nghe quãng, giai điệu, rồi hợp âm... Quá trình này cần thời gian và sự kiên trì. Nếu được người thầy nào đó hướng dẫn thì sẽ nhanh tiến bộ hơn.

Hãy tưởng tượng, mỗi một cao độ như một màu sắc mà mắt ta có thể nhận biết được từng màu riêng biệt. Vì thế tai chúng ta cũng có thể nghe được từng cao độ ấy. Vấn đề nằm ở chỗ phải nhận biết từng cao độ một và nhớ nó vào trong bộ óc để sau này gặp phải cao độ ấy, tai chúng ta sẽ nhận biết được.


Nếu ta từng học ngoại ngữ thì hẳn cũng biết là kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất. Đây là thử thách lớn nhất đối với người học ngoại ngữ. Nếu ta nghe được người nước ngoài nói gì, hẳn ta đã hiểu và nói chuyện được. Nhưng nếu không thể nghe được họ nói gì thì sẽ ra sao? Sẽ không bao giờ có thể nói chuyện được.

Việc học nốt nhạc của chúng ta thường dừng lại ở chỗ nhận biết nó bằng mắt. Có nghĩa là nhìn thấy nốt nhạc và nhận biết đó là nốt gì, rồi sau đó có thể chơi nó trên đàn. Còn khả năng có thể hát đúng cao độ (không cần đàn) và nghe được nốt ấy khi người khác chơi... là một vấn đề khác.

Kỹ năng nghe là một kỹ năng tổng hợp nhất. Nó chỉ có thể tốt nếu các kỹ năng nhìn, đọc, hiểu, thực hành... ta đã làm tốt.

Nếu tự học thì có thể sử dụng các phần mềm luyện nghe như:

http://www.trainear.com/

http://www.good-ear.com/

http://www.earmaster.com

http://www.teoria.com/exercises/ie.htm

http://www.musictheory.net/exercises/ear-chord

http://www.trainear.com/Ear_Training_Software_Comparison_07_2008.php

http://www.solfege.org/Solfege/Download

Đặc biệt có thể học nghe cao độ chuẩn (PERFECT PITCH) theo phương pháp của David Lucas Burge: http://www.perfectpitch.com/

Chúc bạn thành công!

Digital Audio là gì?

1. Định nghĩa:

Digital Audio là một kiểu đơn giản nhất để thu và phát âm thanh ở bất kỳ dạng nào. Nó tương tự như catxet - bạn có thể thu một đoạn nào đó rồi phát lại. Digital audio lưu giữ âm thanh dưới dạng những dãy số dài.

2. Âm thanh dạng sóng (Sound Waves)

Âm thanh dạng sóng là sự rung trong không khí. Âm thanh dạng sóng được tạo bởi bất kỳ thứ gì rung, một vật rung thì gây ra không khí bên cạnh cũng rung theo, và sự rung này lan ra trong không khí theo tất cả các hướng.

Khi sự rung của không khí  vào đến tai bạn, nó làm cho màng nhĩ rung lên và bạn nghe thấy âm thanh. Do vậy, nếu sự rung của không khí được bắt vào micro, nó làm cho micro rung lên và gửi tín hiệu điện tử tới bất kỳ thứ gì được nối với micro.

Những sự rung này xảy ra rất nhanh. Tần số rung chậm nhất mà bạn nghe được là khoảng 20 lần rung trong một giây, và tần số nhanh nhất vào khoảng 16,000 tới 20,000 lần rung trong một giây.

3. Thu thanh Digital Audio

Để thu thanh digital audio, máy tính của bạn đo các tín hiệu tạo ra bởi Micro hay Guitar điện tử, hay bất kỳ nguồn nào. ở khoảng cách cân bằng về thời gian (đối với âm thanh chất lượng CD, điều này có nghĩa là 44,100 lần trong một giây), máy tính sẽ đo và lưu lại độ mạnh của những tín hiệu điện tử từ micro, ở khoảng từ 0 đến 65,535. Do vậy, dữ liệu Digital audio chỉ là những co số dài. Máy tính chuyển những số này theo dạng tín hiệu điện tử đến loa. Những chiếc loa này rung và tạo ra âm thanh giống như đã được thu.

 Thuận lợi lớn nhất của thu thanh digital audio là chất lượng âm thanh. Không như MIDI, thu thanh digital audio lưu giữ rất đầy đủ về tính chất âm thanh và các phẩm chất khác của âm thanh chính xác như khi biểu diễn. Có một điểm không thuận lợi là digital audio là chiếm rất nhiều chỗ trên đĩa. Để thu 1 phút nhạc stereo với chất lượng CD, bạn cần 10 megabytes đĩa trống.

Trên máy tính, Digital Audio được lưu giữ dưới dạng wave files (dạng sóng - có phần mở rộng là .wav)

Có rất nhiều chương trình có thể cho phép bạn tạo, phát lại, và chỉnh sửa các file wave này. Cakewalk Pro Audio cho phép bạn làm việc với những file này có hiệu quả nhất. Ngoài ra có một số chương trình khác cũng rất tốt như Sound Force, Cool Edit, WavLab …

Tác động của âm nhạc tới con người

Âm nhạc khiến người nghe lú lẫn hơn

Âm nhạc khiến người nghe lú lẫn hơn so với khi không nghe nhạc. Một bản nhạc càng hay, càng có chiều sâu, càng làm cho người nghe “quên mất thực tại” xung quanh, kích thích trí tưởng tượng sinh ra đủ loại vọng tưởng trong tâm trí.

Âm nhạc là âm thanh của những vọng tưởng. Người nghe nhạc đón nhận những vọng tưởng dạng âm thanh ấy vào mình, rồi chuyển thành trí tưởng tượng bên trong. Vì vậy rất khó tập trung làm việc, suy nghĩ khi đang nghe nhạc. Tâm trí trực tiếp bị âm nhạc tác động, nên giảm khả năng tập trung vào thực tại.

Những người làm nghề phòng thu, tập band nhạc trong phòng kín, với âm lượng lớn, sau vài tiếng làm việc liên tục, khi làm xong, thường có cảm giác tâm trí trở nên…rỗng. Thần thức đã bị âm nhạc đánh tan tứ tán mà ít ai chú ý.

Tâm trí trực tiếp bị âm nhạc tác động, nên giảm khả năng tập trung vào thực tại.

Do âm nhạc có tính chất khiến người nghe quên mất thực tại, mang tính phân tán tâm lý, nên khi buồn, nghe nhạc, có khi sẽ vơi bớt nỗi buồn. Khi vui, chơi nhạc một lúc thì niềm vui ấy cũng biến mất theo.

Vì vậy bạn hãy chú ý hơn đến tâm trạng của mình, và chọn dòng nhạc thích hợp, thời gian phù hợp để nghe nhạc. “Chỉ nên nghe nhạc trong thời gian ngắn”. Không nên nghe nhạc liên tục trong thời gian quá dài. Nghe nhạc trong thời gian dài, không chỉ ảnh hưởng thính giác, mà còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, tâm lý.

Nhạc không lời lại khiến người nghe dễ lú lẫn hơn nhạc có lời

Thể loại nhạc khác nhau, cũng tác động lên tâm lý người nghe khác nhau. Nhạc có lời, thì bức tranh chính được miêu tả bằng lời ca. Nhạc không lời, toàn bộ bài nhạc là một bức tranh. Vì vậy nhạc có lời thường không hút hồn người nghe bằng các thể loại nhạc không lời, khi nghe tỉnh táo hơn, bạn cũng có thể hát theo. Nhưng nhạc không lời lại khiến người nghe dễ lú lẫn hơn nhạc có lời, người nghe chỉ im lặng nghe, dễ dẫn đến hôn trầm, mơ màng hơn.

Tác động tích cực của âm nhạc

Tuy tác dụng phụ tiêu cực của âm nhạc, âm thanh nhiều như vậy. Nhưng khoa học đã chứng minh, nếu đặt bạn vào căn phòng cách âm hoàn toàn, Kỷ lục thế giới một người có thể chịu đựng nổi là 45 phút. Trong 45 phút không có âm thanh, con người dần nghe tiếng lục phủ ngũ tạng, tim gan mình to dần, mất thăng bằng vì không còn âm thanh nào để định hướng tâm trí, dẫn đến ảo giác, rồi hôn mê bất tỉnh.

Trong thực tế, sáng sớm nghe gà gáy, chim hót, có thể giúp tâm trí hưng phấn hơn cho một ngày mới. Hay vài lời thân thương cũng có tác dụng xóa tan mệt nhọc sau một ngày làm việc. Hay chợt một chiều nghe tiếng sấm rền đồng vọng vang trời, nghe mưa ca hát ngoài hiên, có thể lôi bạn về vùng ký ức xưa cũ nào đó. Tiếng trống trận giúp binh lính xung mãn, kích thích thần kinh cao độ trước khi lâm trận…

Âm nhạc, âm thanh là bất tử

Âm thanh, âm nhạc không mang tính chất nào trong nó. Mà tính trạng âm nhạc chỉ xuất hiện từ bên trong mỗi người nghe. Cùng một loại nhạc, người thấy thích, người không thích, người thấy sợ, người thấy xung… Sử dụng âm thanh, âm nhạc sao cho phù hợp, là nhu cầu thực tiễn trong thời đại văn hóa thế giới giao thoa, ngày càng văn minh, tiến bộ, thời đại âm thanh truyền qua một cú click chuột như hiện nay.

Thời xưa, muốn nghe nhạc phải có đủ vài chục người cho dàn giao hưởng, cộng thêm vị nhạc trưởng, mới có nhạc cho dân chúng nghe. Thời ấy, được nghe nhạc chỉ có dân “quý tộc thượng lưu” là vì vậy. Thời nay, ai cũng là thượng đế, nên cả dàn nhạc nằm gọn trong cái usb, và bạn là người nhạc trưởng của chính mình. Bạn có thể gặp Mozart hay Metallica tại bất cứ nơi nào bạn muốn. Nhiều khi không muốn cũng vô tình gặp.

Ở đâu có sự sống, ở đó có âm thanh. Nơi không có âm thanh, sự sống không tồn tại.

Âm nhạc, âm thanh nói chung không do ai sinh ra, cũng không do ai mà biến mất. Không sinh, không diệt, nên ông bà gọi là “Xướng Ca Vô Loài”. Mọi loài đều phải sinh ra và chết đi. Âm nhạc, âm thanh là bất tử. Người chơi nhạc sinh ra rồi mất đi. Lời ca đời nào hát cũng y vậy, bản thu âm chỉ là sóng âm, văn bản nhạc chỉ là tờ giấy, không mang sức sống nào bên trong chúng, nên cũng không bao giờ chết. Ở đâu có sự sống, ở đó có âm thanh. Nơi không có âm thanh, sự sống không tồn tại.

Âm thanh có thể làm vỡ nát vật chất, có thể làm điên loạn người nghe, âm thanh cũng có thể làm con tim phải bật khóc, có thể hàn gắn mọi vết thương tâm hồn, có thể tạo ra năng lượng bên trong người nghe, vừa là công cụ hữu ích, vừa là vũ khí vô hình. Tùy cách bạn sử dụng âm nhạc, sẽ biến nó thành món giải trí cho mình, hay từ karaoke gia đình mà cả xóm cũng phải nghe theo. Sử dụng giọng nói lớn có thể tạo độ trấn áp tinh thần người khác. Nhưng nói lớn lâu ngày dễ sinh bệnh lãng tai…

Sữa cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Âm nhạc, lời ru tiếng hát, là nguồn dưỡng chất cho tâm hồn mỗi đứa trẻ. Khi ra đi, âm nhạc cũng sẽ tiễn đưa một người và xoa dịu những người ở lại. Sử dụng âm nhạc phù hợp sẽ tăng chất lượng cuộc sống. Bị âm nhạc nhạc sử dụng, chất lượng tâm hồn cũng bị giảm theo.

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Kỹ thuật giảm nhiệt độ của amply

Giải nhiệt là một phần rất quan trọng trong hoạt động của amply. Nếu bộ phận giải nhiệt tốt amply không những chỉ hoạt động tốt mà còn có được độ bền cao.
Vì vậy, trong những năm gần đây chúng ta thấy rất nhiều amply có bộ phận giải nhiệt được đưa ra thị trường. Nhưng làm cách nào để có được một ampli với bộ phận giải nhiệt tốt. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn kỹ thuật giải nhiệt hiện đại nhất và tốt nhất mà hãng PEAVEY vừa cho ra đời cùng với amply công suất GPS 1500 và GPS 900.

Không khí nén và những phễu nhiệt

Các chuyên viên kỹ thuật của hãng PEAVEY nhận thấy rằng kỹ thuật giải nhiệt thụ động hay giải nhiệt nhờ vào đối lưu không khí đều không thích hợp để giải quyết độ nóng tập trung ở amply. Vì thế các chuyên gia cho rằng giải nhiệt bằng không khí nén là phương pháp tối ưu nhất. Trong khi phân tán nhiệt là trọng tâm của kỹ thuật giải nhiệt thụ động thì ở kỹ thuật giải nhiệt bằng không khí nén, bạn cần phải mang những nguồn nhiệt lại gần nhau để kiểm soát bộ giải nhiệt tốt hơn.

Làm cách nào để mang những nguồn nhiệt lại gần nhau ?

Kỹ thuật trước đây là dùng một “phểu nhiệt” với cấu trúc gồm một quạt hút không khí từ ngoài khung vào một đường dẫn. Không khí mát bên trong đường dẫn này sẽ chảy qua các lá tán nhiệt và hút sức nóng từ những lá tán nhiệt bằng những va chạm. Vì vậy khi không khí thoát ra khỏi phểu sẽ nóng gấp mười lần khi vào.

Các nhà nghiên cứu đã thử đưa ra một giải pháp khác là dùng một phểu tập trung nhiệt độ ở trung tâm, hay hai phểu nóng được điều khiển bởi một quạt. Nhưng gặp phải vấn đề nan giải là: Bởi vì phểu ngắn nên không có sự chênh lệch về nhiệt độ dọc theo chiều dài của nó. Nếu không có sự chênh lệch về nhiệt độ thì khi không khí thoát ra cũng ở cùng nhiệt độ như khi nó vào. Kết quả là sẽ không có không khí nóng nào được chuyển sang không khí mát.

Vấn đề khó khăn trong việc sử dụng không khí nén để làm mát thiết bị là làm cách nào để cân bằng nhiệt độ của thiết bị dọc theo chiều dài của “phểu nhiệt”. Ở những amply công suất cao bạn thường có thói quen nối các thiết bị công suất song song. Vì thế nếu một thiết bị nhận ít không khí mát hơn những cái khác, nó sẽ nóng hơn, giống như một mắc xích yếu nhất trong một chuổi nó sớm đạt đến nhiệt độ cao nhất và hư trước nhất. Kỹ thuật này có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn trong toàn bộ quá trình hoạt động của đường ra amply vì bị giới hạn bởi thiết bị nóng nhất đó.

Thậm chí nếu các thiết bị công suất có cùng một đường vào không khí, thì không khí mát sẽ lấy sức nóng khi đi qua những thiết bị đầu tiên và trở nên nóng hơn. Không khí nóng hơn này không thể hút sức nóng tốt ở những thiết bị sau. Giải pháp cho việc cân bằng sự chênh lệch về nhiệt độ trong một phểu nhiệt là điều chỉnh độ dài của máng xả nhiệt.

Thế nhưng việc sản suất những cái phễu đạt chất lượng như thế thì rất khó khăn và phức tạp . Vì vậy những chuyên gia kỹ thuật với hơn 30 năm kinh nghiệm của hãng PEAVEY đã tìm ra một giải pháp tốt hơn. Đó là :

Bộ giải nhiệt TURBO – V

Được sử dụng trong Amply công suất GPS – 900 và GPS - 1500
Bằng cách đẩy hai máng xả nhiệt lại gần nhau tạo nên một hình chữ V thì sự chuyển nhiệt sẽ tăng ở đầu hẹp của chữ V và không khí mát sẽ vào ở đầu rộng của chữ V.

Khi không khí mát di chuyển qua phểu để hút nóng, những vách ngăn của máng tỏa nhiệt sẽ di chuyển lại gần với nhau, gia tăng sự va chạm với không khí. Những va chạm này giúp không khí nóng hơn tỏa ra một lượng nhiệt bằng với lượng nhiệt đã hút trước đó. Lúc này không khí nóng nhất sẽ di chuyển xuống đáy phểu và sự chuyển đổi sức nóng đạt đến mức cao nhất.

Kết quả là tất cả các thiết bị hoạt động gần như ở cùng một nhiệt độ và amply có thể làm việc nhiều hơn trước khi thiết bị công suất trở nên quá nóng.

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Mạch làm trễ tín hiệu ra loa đơn giản

Đây là mạch điện đơn giản dùng cho "ngắt mở" loa , gọi là mạch làm trễ loa .
Vì mạch nầy ...không có "dò áp loa" , không có xử lý lúc tắt amply, nó chỉ có 1 việc là khi ON amply thì sau tích tắc ...nó mới đưa tín hiệu ra loa .

Mời các bạn xem hình ...

Chế 2 micro dùng chung một lỗ

Đây là mạch điện chế biến từ 1 lỗ micro mà cắm được 2 mic. Có nhược điểm là không chỉnh được trầm/tép riêng biệt cho từng micro. Nhưng kệ, ca hát vui là chính, nhà không có điều kiện phải chấp nhận thôi.

Cách dễ nhất để giảm tép cho tai nghe


Một trong những hiện tượng gây khó chịu cho người dùng tai nghe là các tiếng chói gắt từ high-mid lên tới treble, các vấn đề này xảy ra do cường độ âm thanh trên các dải tần đó bị đẩy lên cao, tạo ra các "đỉnh". Có nhiều cách để giảm bớt những hiện tượng này, nhưng mình vẫn thích sử dụng những phương pháp thật đơn giản, tránh tác động vào driver và cấu trúc buồng âm nguyên bản của tai nghe ( để mai mốt còn thanh khoản được chứ mod cho nhiều vào thì nhìn cái tai nghe không được đẹp ). Chúng ta sẽ cùng tham khảo qua cách đơn giản nhất sau đây. Ví dụ trong bài là HD700 của Sennheiser, cách mod này có thể áp dụng lên một vài tai nghe khác, tất nhiên là nếu bạn khéo tay.

Đây là 4 bộ lọc dùng để thử trong bài. Bộ lọc 1 và 2 rất mỏng và thoáng khí, bạn mua cái khẩu trang y tế, lấy dao lam cắt ra. Filter 3 và 4 cũng tương tự với chất liệu gần giống Tyvek, một loại giấy làm phong bì thư như EMS, Fedex, loại giấy này khá kín khí.

Trong bài này chúng ta sẽ tìm cách loại trừ peak 6kHz. Phần bộ lọc được đặt ở phía trước driver có vai trò làm giảm cường độ của âm treble trên chiếc tai nghe này.

Cố định cái lớp này thật nhẹ nhàng thôi, một chút xíu keo học sinh để dán chúng lại với nhau, bạn dán nhiều quá thì mai mốt tháo ra có hư cái bộ lọc xịn của HD700 đó.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc dán từng lớp lọc này lại với nhau, sau đó đặt lên trước driver. Khi bạn gắn thêm lớp lọc ở mặt trước driver, tép sẽ bớt to mồm, bớt gắt, nhưng ít nhiều gì cũng sẽ xuất hiện méo. Sau đây là biểu đồ so sánh tần số đáp ứng của tai nghe khi sử dụng 4 loại bộ lọc trên. Giấy vệ sinh cũng được sử dụng để thử vì nó cũng cũng kín khí như hai loại lọc 3 và 4. Mình không rõ giấy vệ sinh trong khi thử của Tyll là loại gì vì rõ ràng là giấy vệ sinh nó có chất lượng khác nhau, dày mỏng cũng khác nhau, và chắc chắn là nếu bạn dùng giấy vệ sinh tốt, siêu mềm siêu mịn gì đó thì chắc chắn là chất lượng âm thanh sẽ khác, chúng ta chỉ tham khảo phương án này thôi nhé. Chưa kể là nó có tính hút ẩm và dễ bị mục nên mình không khuyến khích dùng.

Ta có thể thấy, lọc càng kín thì độ méo tiếng càng nhiều. Việc này rất dễ hiểu vì áp lực khí tác động ngược vào driver sẽ làm thay đổi tính chất dao động cơ học của nó, tuy nhiên mức treble cũng giảm đi rõ rệt. Theo Tyll, việc mod filter này khá khả quan khi âm thanh trong khoảng 6kHz tới 8kHz có thể bị suy hao đến 10dB, nghĩa ta có thể tinh chỉnh và gia giảm chúng để đạt được chất âm mong muốn theo từng gu nghe cá nhân. Việc chế lọc, ngoài suy hao tép còn gián tiếp làm chúng ta cảm nhận âm bass sâu, lực và tròn trịa hơn. Thế nhưng, nhiều lớp lọc quá sẽ dày và driver sẽ nhận xung lực phản hồi của chính nó nhiều hơn, gây méo tiếng và làm giảm chất lượng bass nặng nề. Điều này có thể xảy ra do hai lý do sau :

1. Lớp lọc (nhất là loại kín khí như Tyvek) bị chuyển động khi driver hoạt động. Ví dụ khi driver đẩy ra, lớp lọc sẽ bị lồi lên. Hay khi driver hút vào, lớp lọc sẽ bị hút chặt lên bề mặt củ loa. Điều này sẽ gây ra hiện tượng méo tiếng đồng nhất trên toàn dải âm. Filter quá dày sẽ làm trễ âm bass so với tất cả những dải còn lại, nó không phải là có đuôi và ù, nó kêu rất vô duyên và lạc lỏng, không ăn nhập gì với bài nhạc cả.

2. Lớp lọc dày quá thì nó nặng và lỏng lẻo. Khi bị áp lực khí từ driver tác động, chúng tạo ra các tiếng động nho nhỏ, sột soạt. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất với lọc bằng giấy Tyvek, hoặc bằng thử nghiệm với giấy vệ sinh.

Các kết quả đo đạc, bạn có thể xem chi tiết tại đây

Trong hình cũng cho thấy khi sử dụng lọc 1,2 và mốt lớp giấy vệ sinh ghép lại, xung phản hồi (impulse response) thấp hơn so với khi sử dụng lọc 1, 2 và hai lớp giấy vệ sinh. Tuy nhiên, méo tiếng tại dải bass rất lớn khi sử dụng 2 lớp giấy vệ sinh, chứng tỏ nó làm cho xung lực phản hồi trở nên chậm hơn.

Tốt nhất là hãy bắt đầu từ việc sử dụng các khẩu trang y tế mỏng, ghép chúng lại với nhau. Theo tính toán trong bài, cứ mỗi 1 lớp thêm vào, âm bass sẽ bị giảm đi khoảng 1-2dB tại những âm trên 5kHz. Mức này là vừa đủ để nghe rồi, vì nếu thêm vào từ 3-5 lớp, méo tiếng và hiện tượng xung lực phản hồi bị trễ sẽ xãy ra và thực sự gây khó chịu cho người nghe.

Các đo đạc và bài thử như trên có thể cho kết quả khác nhau đối với nhiều loại tai nghe riêng biệt. Dù sao đi nữa đây cũng là một kinh nghiệm hữu ích cho giới audio DIY khi tinh chỉnh chiếc tai nghe của mình.

Bạn hiểu thế nào về âm thanh Stereo?

Edison phát minh ra chiếc máy hát phonograph như một thiết bị đi trước thời đại. Nó sở hữu âm thanh mono vì kim quét trên vành đĩa theo một chiều thẳng đứng, hoạt động dựa trên phương pháp mã hóa sóng âm analog đầu vào để tạo ra các sóng hình sine mà chúng ta thường thấy khi tìm hiểu về amplifier (còn được gọi là Hill-and-Dale Recording hay phương pháp Vertical Modulation). Nếu các kỹ sư âm thanh chỉ dừng lại ở phương pháp âm học này, thế giới âm thanh tới giờ vẫn còn rất hoang sơ và đơn giản.

Không lâu sau đó, Emile Berliner phát minh ra phương pháp Horizontal Modulation tận dụng được dao động bề ngang của vành đĩa LP. Các kỹ sư âm thanh lại tiếp tục nghiên cứu và kết hợp Vertical và Horizontal Modulation để tạo phương pháp để cho kim quét ở góc 45 độ của rãnh đĩa, từ đó cho phép lưu trữ cùng lúc 2 tín hiệu khác nhau. Và thế là các bản thu âm stereo được ra đời với 2 kênh riêng biệt. Bản thu LP stereo thực sự đã mang lại một sự thay đổi lớn cho ngành âm thanh, mở ra một chân trời mới. Âm thanh được truyền tải từ 2 kênh cung cấp chất âm hay hơn nhiều lần so với 1 kênh như ban đầu. Âm thanh stereo cũng tạo nên một thứ gọi là âm hình, một ảo ảnh giúp người nghe nhận biết được vị trí của tiếng nhạc cụ, tiếng ca sỹ... từ đó làm tăng thêm cảm giác khi tận hưởng âm nhạc. Có thể nói đây là một phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử âm thanh.

Một điểm nữa giúp cho âm thanh stereo còn mãi cho đến ngày nay chính là sự ra đời của cụm từ “vị trí âm học”, “âm trường”, “âm hình”, nhiều cái “âm” mà mỗi người gọi mỗi kiểu nên khó kể cho kỳ hết. Những khái niệm về không gian của âm thanh stereo đa dạng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nghe, tốn calo di chuyển, bưng bê để tận hưởng được tất cả những gì mà stereo mang lại. Ta cần chú ý đến vị trí thiết lập loa trong phòng nghe, kéo theo các lưu ý nhỏ như vị trí ngồi nghe sao cho âm thanh tốt nhất ( hay còn gọi là điểm ngọt ), tiêu âm – tán âm, hay cả tư thế cơ thể khi nghe... Mà khổ một cái, không phải ai cũng có các máy đo đạc chính xác các đặc điểm của âm thanh thế nên thế giới của các audiophiles được khuấy động, sôi nổi bởi những chia sẽ về kinh nghiệm bố trí, kỹ thuật sắp đặt, dù đúng dù sai, dù người mới chơi hay người có thâm niên nghe lão luyện cũng góp phần, tô vẽ rất nhiều màu sắc hơn cho thú vui này. Như vậy ta thấy là stereo đã bỏ mono một quãng đường cực xa.

Nếu giải thích chuyên sâu một chút, stereo bao hàm rộng hơn rất nhiều so với chỉ 2 chiếc loa và nó không phải là âm thanh 2.0. Nó là một tập hợp của những âm thanh mang tính chất âm học riêng và xuất phát từ nhiều nguồn, tạo ra một không gian âm thanh tổng hợp mang tên “âm trường”. Để có được âm trường, người nghe phải có vị trí nghe tương ứng với vị trí loa. Thông số lý thuyết tối ưu cho vị trí nghe nói trên là khoảng 60 độ. Tuy vậy trong thực dụng hàng ngày, ít có ai lưu tâm (hoặc có điều kiện) để làm được điều này.

Điểm thứ hai cần nói đến là sự méo tiếng. Một cặp loa đặt sai vị trí sẽ tạo ra độ méo không gian . Sự méo tiếng này do cộng hưởng phòng và các vật liệu âm học xung quanh loa tạo nên, kết quả thường thấy là âm trường không tốt, không rộng rãi, tù túng và giọng hát cứ xả chan chát vào mặt trong khi bass, tép thì chạy tứ tung trong phòng. Một điều đáng nói nữa là là đa số người dùng không quá coi trọng đến khả năng tách kênh, trong khi đây là một tính chất có thể nói là quan trọng nhất để đánh giá độ trung thực của âm thanh. Định nghĩa về Stereo bao hàm luôn cả sự chi tiết và tách biệt giữa hai kênh trái và phải để tạo ra. Và với các dạng tai nghe hoặc dàn âm thanh kết nối theo dạng stereo thì bạn có thể cảm nhận rõ được âm thanh giữa 2 bên loa phát ra là khác nhau, và có cảm giác như âm thanh đang chạy từ phía bên cột loa này qua cột loa bên kia. Đặc biệt ở những dàn nhạc hoặc bài hát có tiếng trống, âm thanh từ những lá cymbal bạn nghe sẽ thể hiện rõ nhất hiệu ứng này. Người nghe nhạc thường xuyên, có kinh nghiệm sẽ rất dễ nhận ra là âm thanh họ đang nghe là stereo hay mono. Và đương nhiên khi nghe âm thanh stereo với nhiều loại nhạc cụ trong bản nhạc hiệu ứng âm thanh chắc chắn nghe hay hơn rất nhiều so với nghe bản nhạc đó với định dạng mono. Người nghe hiện nay đang bị ngập chìm trong hàng tá sản phẩm với “mác” stereo như loa để bàn (portable speaker), loa bluetooth, smartphone... Về phần lý thuyết, chúng thực sự là stereo với 2 kênh âm thanh riêng biệt. Tuy nhiên về chất lượng thì khó có thể nói được chính xác. Vì một chiếc loa portable bé xíu với khoảng cách 2 cái loa sát rạt nhau hay một bộ loa vi tính cách xa nhau một khoảng chừng 0.5-1m cũng không thể tạo ra âm trường, vị trí ngồi nghe cũng thay đổi một cách ngẫu hứng nên không thể cho ra âm hình hay sân khấu cho rộng lớn. Âu cũng thuộc về điều kiện riêng của mỗi người và mức độ hài lòng của người dùng.

Thế còn với tai nghe thì sao? Câu trả lời là cả có và không. Có vì nó vẫn là stereo. Không vì chất lượng stereo của nó quá thấp. Về mặt thực nghiệm, tai nghe không hẳn là stereo mà nó nghiêng hơn về binaural (dạng như một sóng âm truyền cùng lúc vào hai tai). Tai nghe là thiết bị chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Spatial Distortion vì mỗi bên tai là một nguồn âm khác nhau, tạo ra một “âm trường giả”. Nhiều trường hợp còn không xác định được âm trường, nhất là đối với các loại tai nghe rẻ tiền kém chất lượng. Smartphone và tai nghe kém chất lượng cũng là một thủ phạm, tuy nhiên khó có thể trách được khi nó là một phương pháp dễ dàng nhất để tiếp cận với âm nhạc, nhất là cho người dùng có mức chi tiêu không quá rộng rãi.

Hiện nay vẫn còn quá ít người quan tâm đến chất lượng thực sự của stereo, đa số chỉ thực thi phương châm “xách tai nghe lên và đi” là được, không kể chất lượng âm thanh nó mang lại ra sao. Tuy vậy chúng ta vẫn có thể hy vọng trong tương lai khi các rào cản không còn là vấn đề nữa, âm thanh Stereo sẽ trở lại với giá trị đích thực của nó.

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

8 bước vệ sinh định kỳ tai nghe chụp tai để tăng độ bền


Tai nghe hiện nay đã trở thành một thiết bị quá phổ biến trong đời sống hàng ngày, phục vụ cho cả nhu cầu làm việc và giải trí của con người. Tai nghe được sử dụng trong các nhu cầu đa dạng như nghe nhạc, xem phim, chơi game, nghe gọi điện thoại hay học ngoại ngữ... có thể nói đây là một trong những thiết bị được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhiều người khi nghe xong tai nghe thường có thói quen cất ngay vào túi hoặc hộp đựng, hay thậm chí để ngay trên bàn làm việc. Bụi bám, môi trường ẩm sẽ làm cho chiếc tai nghe bị mất vệ sinh, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Vì vậy, việc vệ sinh tai nghe định kỳ là một điều cực kỳ cần thiết giúp phòng tránh các mối nguy hại tiềm tàng mà chúng ta ít khi chú ý đến. Bài viết sau đây sẽ nêu ra 8 bước đơn giản để vệ sinh chiếc tai nghe một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết:


  • Xà phòng hay bột giặt
  • Nước ấm
  • Khăn mềm
  • Bàn chải cũ hoặc bông ráy tai (Q-Tip)
  • Khăn lau nhỏ
  • Băng keo 2 mặt
  • Kiểm tra Manual của tai nghe


Một vài loại tai nghe trong sách hướng dẫn kèm theo sẽ có hướng dẫn cách tháo ráp và thậm chí là chỉ định rõ nên dùng hóa chất hay vệ sinh như thế nào. Bạn nên ưu tiên làm theo chỉ dẫn của hãng.

Lau chùi và bảo quản như thế nào ? 

Chúng ta bắt đầu lau từ ngoài vào trong. Nhúng miếng vải mềm vào nước ấm pha xà phòng và bắt đầu lau nhẹ thanh đỡ qua đầu và chụp tai. Trước khi lau nhớ vắt nhẹ để khăn chỉ ẩm nước, tuyệt đối không lau bằng khăn quá ướt để tránh nước nhỏ xuống và thấm vào bên trong tai nghe. Lần đầu lau bằng nước ấm pha xà phòng, lau lại 2 3 lần tiếp theo nữa để đảm bảo không có dính xà phòng trên thanh đỡ hoặc chụp tai, nó không gây hại gì nhưng nhìn không được ưa mắt.

Các tai nghe chụp tai hiện nay đã bắt đầu chuyển qua sử dụng chụp làm bằng một chất liệu là da nhân tạo chứ không dùng nilon dễ rách và bong tróc như ngày xưa. Tuy nhiên ở Việt Nam mình khí hậu nóng ẩm, làm chúng dễ co giãn hơn, bên cạnh đó mồ hôi của chúng ta sẽ làm chúng mau mục nên tốt nhất là sau khi đeo nghe trong một thời gian dài, lấy miếng giẻ lau ẩm lau lại chụp tai để sạch mồ hôi. Khi bảo quản, nhớ để nơi khô thoáng và tránh trường hợp nhét cốp xe máy.

Chụp tai thường là phần bẩn nhất vì phải thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi và ráy tai. Cẩn thận tháo nhẹ theo đúng các bước trong sách hướng dẫn và bắt đầu lau sạch bằng khăn thấm nước ấm pha xà phòng. Với chụp dày bạn cần cẩn thận không để nước thấm vào có thể gây mục chụp. Với chụp tai mỏng nên nhẹ tay để tránh làm rách. Lấy đệm chụp tai ra rửa sạch và để cho khô.

Một số tai nghe có kèm theo màng lưới chắn bên ngoài lòng chụp tai để chống các vật thể lạ lọt vào bên trong tai nghe (râu, tóc, bụi cát...), màng này cũng cần được vệ sinh một cách cẩn thận. Đa số màng chắn đều có thể tháo rời khỏi chụp tai để thuận tiện cho việc vệ sinh. Đầu tiên bạn sẽ cần tháo chụp tai ra, sau đó lau rửa màng lưới này một cách nhẹ nhàng (vì rất dễ rách). Khăn cũng không được quá ướt để tránh bụi nước kết thành mảng trên mắt lưới. Nếu màng lưới quá khó tháo ra khỏi tai nghe mà dính ráy tai, lông thú, hay các mảng bụi bạn úp nó xuống, dùng bàn chải đánh răng để chà nhẹ cho lớp bụi bẩn này rơi ra ngoài.

Lắp ráp

Lắp ráp lại như cũ theo đúng các bước chi tiết trong sách hướng dẫn đi kèm với tai nghe, đồng thời chú ý các bước đặc biệt có thể có ở mỗi loại tai nghe khác nhau. Sau khi lắp ráp bạn có thể nghe thử để đánh giá thành quả của mình.

Các bước trên sẽ giúp bạn vệ sinh và bảo quản chiếc tai nghe yêu quý của mình, giữ chúng luôn ở trạng thái làm việc tốt nhất cũng như phòng tránh các rủi ro về vấn đề vệ sinh. Chúng ta nên đặt ra một lịch vệ sinh định kỳ dựa trên nhu cầu sử dụng hàng ngày, thường là khoảng 1 tháng (với người sử dụng tai nghe nhiều) hoặc 2-3 tháng (với lượng sử dụng trung bình).

AAC đã chiến thắng MP3 trên thị trường âm thanh


Chủ quản đăng ký cho định dạng MP3 là FIIC (The Fraunhofer Institute for Integrated Circuits) mới đây vừa quyết định từ bỏ và không tiếp tục sở hữu bản quyền cho định dạng này nữa, chính thức khai tử MP3 trên thị trường tiêu dùng âm thanh. Đây là tình huống hoàn toàn có thể dự đoán được cho MP3 trong năm 2017 với hàng loạt các định dạng âm thanh mới có hiệu quả cao hơn. Mảng phần cứng phát triển cũng chính là yếu tố mạnh mẽ loại MP3 khi dung lượng lưu trữ hay tốc độ internet không còn là vấn đề quan trọng nữa.


Từ năm 1980, MP3 ra đời với mục tiêu chính là phục vụ cho vấn đề lưu trữ. Bản thân âm thanh MP3 chiếm chỉ khoảng 10% dung lượng nhưng lại có chất lượng bằng 70% so với âm thanh gốc, một tỉ lệ quá tốt đối với kỹ thuật phần cứng lưu trữ còn hạn chế thời đó. Trải qua nhiều mô hình kinh doanh và dịch vụ, MP3 nghiễm nhiên trở thành ông hoàng trên thị trường tiêu dùng âm thanh, nhất là khi các sản phẩm máy nghe nhạc cầm tay ra đời. Tuy nhiên từ giai đoạn những năm 90’ khi mạng internet bắt đầu phát triển, âm thanh MP3 bắt đầu được phát tán bất hợp pháp nhanh đến chóng mặt, dung lượng nhỏ của nó giờ đây trở thành điểm mạnh của các dịch vụ tải về phi pháp. Các nhà kinh doanh bị đụng chạm quyền lợi bằng chính đứa con mà mình từng ấp ủ nhanh chóng nghĩ ra các biện pháp ngăn chặn và cuộc chiến đó kéo dài cho đến ngày nay.

Sự ra đi của MP3 sẽ biến AAC thành định dạng âm thanh được ưa chuộng nhất trong năm nay, sở hữu lượng người dùng cực lớn với các tính năng thời thượng như streaming, broadcast, cloud store... đồng thời cũng có chất lượng cao hơn MP3 với bit-rate thấp hơn nhiều. AAC cũng có khả năng bảo mật tốt hơn MP3, hạn chế được các hình thức truyền tải bất hợp pháp qua mạng internet vốn luôn là đề tài nhức nhối đối với những người sáng tác nhạc.

Apple iTunes đang là ông trùm của thị trường phân phối nhạc hiện nay, đè bẹp MP3 không khoan nhượng bằng chiếc máy nghe nhạc iPod. Với hình thức này, Apple bắt buộc người dùng phải làm quen với định dạng AAC ngay từ đầu mà không cho họ bất cứ tùy chọn nào khác. Với một thứ được chăm chút và một thứ bị bỏ rơi, người chiến thắng đã quá rõ ràng.

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Loa Line Array là gì?

Trong những năm gần đây, những hệ thống loa line array đã trở nên nổi trội trong công nghệ âm thanh biểu diễn. Người ta nhận ra line array có những lợi điểm đáng kể so với những cụm loa được xếp theo hàng ngang, bao gồm cả đáp tuyến tần số phù hợp cho khu vực người nghe, nâng cao khả năng đi xa của các tần số cao và giảm thời gian lắp đặt. Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào lý do công nghệ line array được ứng dụng cho âm thanh biểu diễn và giải thích một số yếu tố được xem xét trong việc thực hiện một thiết kế thực tế.

Sơ lược về lịch sử

Line array không mới. Nguyên tắc cấu thành một cột loa làm từ những loa đặt gần nhau đã có từ nhiều thập kỷ, được thực hiện chủ yếu là những loa cột được dùng trong những môi trường có nhiều âm vang dội như là nhà thờ và nhà ga. Line array tăng tính định hướng theo chiều dọc và cung cấp một chùm tia hẹp thẳng đứng trong khi phạm vi bao phủ theo chiều ngang vẫn giữ như là một thiết bị duy nhất.
Nguyên tắc của line array được mô tả trong quyển sách “Các yếu tố của kỹ thuật âm học” (Elements of Acoustical Engineering) của tác giả Olsen được xuất bản dài của cột loa, với điều kiện khoảng cách giữa các loa phải nhỏ hơn bước sóng được sinh ra.
Trong âm thanh biểu diễn, những cột loa trong những năm 1960 không thể cạnh tranh với tiếng gào thét của những khán giả và vào giữa những năm 1970 những hệ thống âm thanh biểu diễn đã tiến bộ hơn khi dùng nhiều họng loa tần số cao hiệu quả cao để nâng cao SPL và dải tần.
Những họng loa này được cấu hình thành những thùng loa rời theo kiểu thấp, trung và cao. Điều này có nghĩa là những thùng loa tần số thấp (bass) được xếp với nhau để tăng sự kết hợp tần số thấp và những thùng tần số cao và trung được xếp theo chiều dọc như line array để thu hẹp để thu hẹp góc phủ theo chiều dọc và tăng khả năng phóng xa.

Hình 1: Âm thanh của những năm 70
Suốt những năm 1980 và 1990, sự xếp dặt hiệu quả về âm thanh này phần lớn đã được thay thế bằng những cụm loa được xếp theo chiều ngang với những thùng loa 3 way giống nhau với cả 3 loa thấp, trung, cao trong một thùng.
Bước đi được cho là đi lùi lại này chủ yếu là do một mong muốn có những hệ thống được đóng thùng thuận tiện có thể treo trên sân khấu hơn là chồng lên nhau. Những cụm loa treo ngang này bỏ đi yếu tố kết hợp liền kề về âm học trong sự ưa chuộng triết lý cá nhân “point and shoot”. Vấn đề chính với những hệ thống treo cụm này là sự giao thoa gây nên bởi nhiều nguồn có thể gây nên những sự thay đổi lớn trong đáp ứng tần số trên khu vực người nghe.
Từ khi không có sự ghép nối tần số cao (HF) của những loa gần nhau, việc đi xa của hệ thống phụ thuộc chủ yếu vào từng loa HF và gần như luôn cần thiết phải có những hệ thống delay để mang lại tần số cao ở mỗi 50m. Ngoài ra, như một hệ quả việc kết hợp tần số thấp không mong muốn,tần số thấp (low) và trung thấp (low mid) được sinh ra làm méo đáp tuyến tần số tổng thể khi kích thước cụm loa tăng lên ngay cả khi bắt đầu ghép cụm loa với từng thùng có đáp tuyến tần số bằng phẳng.
Line array cho âm thanh biểu diễn
Từ đầu những năm 90, những nguyên lý về line array được sử dụng lại cho những vấn đề của âm thanh biểu diễn – lúc này là dạng đã được đóng thuận tiện cho việc treo. Line array bây giờ là công nghệ chính cho hệ thống âm thanh biểu diễn và được nhận ra là mang lại lợi ích đáng kể hơn những cụm loa treo ngang – như là một đáp ứng tần số phù hợp hơn với khu vực người nghe, tăng khả năng phóng xa tần số cao và giảm thời gian treo.

Hình 2: thùng loa line array W8L
Hình 2 cho ta thấy một thùng loa line array 3 way W8L hiện tại của Martin Audio được treo đơn giản thành một cột tối đa tới 16 thùng

Hình 3: loa line array W8L treo
Đây là một hệ thống loa 3 way với 1 loa tần số thấp horn 15”, 2 loa trung horn 8”, 3 loa cao horn 1”. Hiệu quả mang lại cho 1W đầu vào là 106dB cho tần số thấp, 108dB cho tần số trung và 113dB cho tần số cao. Điểm giao tần số là 220Hz và 2.5KHz.

Chìa khoá cho việc tần số cao phóng xa của hệ thống line array

Khoảng cách giữa các loa càng nhỏ hay phát trực tiếp thì dạng sóng sinh ra bởi các loa này càng phẳng. Nói một cách đơn giản, nếu mỗi loa có công suất càng lớn kết hợp với nhau theo một cấu trúc thì công suất của toàn hệ thống sẽ càng tăng. Để minh hoạ điều này, sự khác nhau giữa 3 họng loa đặt gần nhau và 3 họng loa 30°đặt cách nhau 1m (điển hình cho một cụm) được thể hiện ở hình 4 và 5.

Hình 4: W8L 3 x 1” HF ở 8kHz, phân bố dọc.

Hình 5: 3 họng 30° đặt cách 1 m ở 8KHz

Những line array thẳng

Ở những line array thẳng, tính định hướng được tăng cường này trong mặt phẳng thẳng đứng có thể dẫn tới những góc phủ dưới 1° ở tần số cao. Trong khi chùm tia hẹp này có thể phù hợp với mục tiêu thông báo bằng giọng nói trong các nhà ga bến bãi, nó ít dùng thực tế trong các ứng dụng biểu diễn nơi mà ít khán giả có vị trí thuận lợi.
Phần lớn những quan điểm cho rằng những line array thẳng đứng sinh ra một dạng sóng thẳng đứng với công suất phát ra sẽ giảm đi 3dB khi khoảng cách tăng lên gấp đôi hơn là liên kết 6dB với dạng sóng hình cầu được chia ra trên cả mặt phẳng. Độ đi xa được tăng lên bằng cách mở rộng những trụ loa gần ra khoảng cách lớn hơn đã được dựng là một trong những lợi ích chính của công nghệ line array.
Có hai vấn đề với khái niệm này trong các hệ thống thực tế. Đầu tiên là một sóng hình trụ sẽ đòi hỏi một cột từ sàn tới trần trong một sân vận động điển hình để bao phủ sàn và cả ghế cao nhất.
Thứ hai là chỉ có một đường cao vô hạn có thể sản xuất một cột sóng hình trụ ở tất cả các tần số. Một nguồn âm thực tế với chiều dài hữu hạn sẽ chỉ tiếp cận "trụ" cho một khoảng cách nhất định sau đó sẽ phân tán trong mặt phẳng thẳng đứng. Về mặt lý thuyết, với một array cao 3m liên tục, sự chuyển đổi từ 3dB để 6dB sẽ xảy ra ở những khoảng cách sau đây:

100Hz 500Hz 1KHz 5KHz 10KHz
1.3m 6.5m 13m          65m 130m
Có lẽ về mặt lý thuyết, hiệu ứng hình trụ này ít được dùng trong thực tế, nó chỉ dùng khi phát những tần số cao. Nếu chúng ta nhớ rằng độ bao phủ theo chiều dọc của một hệ thống line array thẳng có thể chỉ ít hơn 1°, rõ ràng là rất ít người nghe được hưởng lợi từ một chùm tia hẹp như vậy.

Bẻ cong array

Để đạt được độ rộng dọc để bao phủ một khu vực khán giả thực tế, những line array dùng cho âm thanh biểu diễn gần như luôn luôn được bẻ cong theo bề mặt phẳng đứng. Phỏng theo nguyên tắc line array từ những array thẳng trên lý thuyết cho những array cong trên thực tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế âm thanh, triển khai về mặt vật lý và điều khiển điện tử của những line array thực tế cho âm thanh biểu diễn.
Trước hết, ta cần xác định chính xác dạng cong nào cần thiết để đạt được tính định hướng mong muốn cho một địa điểm cụ thể. Thứ hai, ta cần phải xác định độ cong dạng sóng thích hợp của từng loa để tránh quá nhiều sự giao thoa chồng lên nhau khi array thẳng hoặc trống khi array quá cong.
Vì những câu hỏi này quá phức tạp để có thể trả lời bằng những lý luận đơn giản, một mô hình máy tính đã được phát triển kết hợp với các đặc tính âm thanh và những thông số điện cơ của từng mỗi loa có tần số thấp, trung và cao và mỗi loa được điều khiển bằng bộ chia tần số ảo. Hiện tượng tần số cao bị hấp thu bởi không khí ở khoảng cách xa cũng được đưa vào tính toán.
Phát triển mô hình
Việc phát triển các mô hình để mô phỏng hoạt động của line array cong liên quan đến:
. Tính toán áp lực âm thanh từ những array cong
. Bù lại sự hấp thụ của không khí
. Điều khiển sự thay đổi về không gian của array
. Mô phỏng các chức năng của sự cân bằng âm sắc chung
. Đo lường dạng cong của dạng sóng
. Xác nhận

1. Tính toán áp lực

Việc mô tả chung nhất về một trường âm thanh do một cá thể đơn phát ra được tính bằng phương trình tích phân Kirchoff-Helmholtz. Chúng ta đang phát triển những kỹ thuật số học để giải phương trình này, tuy nhiên, trong khi đó ta có thể dùng xấp xỉ. Phương pháp này dùng nguyên tắc Huygens-Fresnel đã được sửa đổi cho ra những kết quả giống như KHIE ngoại trừ khi dịch pha 90°. Nguyên tắc này được phát biểu là “ Mỗi điểm không bị cản trên một sóng tại một thời điểm được cho tức thì được cho như là nguồn của những sóng lan truyền thứ cấp. Độ lớn của trường tại bất cứ điểm nào bên ngoài là sự chồng nhau của những sóng lan truyền này” (every unobstructed point on a wavefront at a given instant in time, serves as a source of secondary spherical wavelets. The amplitude of the field at any point beyond is the superposition of all of these wavelets). Định nghĩa là bao gồm một hàm số được gọi là yếu tố xiên sinh ra hướng sóng lan truyền thứ cấp. Sự giao nhau với những sóng ngược lại này được ngụ ý bởi những sóng lan truyền thứ cấp.

Ψ là góc được tạo với đáp tuyến của sóng chính

Hình 6: Tính toán áp lực
Trong đó
Rcurve = bán kính của độ cong của cột loa
σcurve = ½ góc của cột loa – L cho sẵn
ps = một điểm trên cột loa
pr = một điểm nhận âm thanh
r = khoảng cách từ ps đến pr
Ψ = góc tạo bởi đường ps pr với trục cột loa
R = khoảng cách từ tâm cột loa đến pr
θ = góc tạo bởi đường thẳng từ tâm cột loa đến pr và trục của cột loa
Áp lực của toàn bộ cột loa được tính bằng

Trong đó
β(σ) = phase dọc theo đường cong (tính tới 0)
U(σ) = độ lớn dọc theo đường cong

Thông thường r trong mẫu số của tích phân được đưa ra ngoài bằng cách giả sử trong môi trường xa. Ta cũng có thể tính toán nó từ khi máy tính rẻ đi và chúng ta quan tâm đến nó ở tầm gần hơn là ở tầm xa.
Với phương trình đó chúng ta có thể cộng tổng công suất của tất cả các cột loa cong cho nhiều điểm nghe và cả bao gồm mức gain dự phòng và khoảng hấp thụ của không khí.

Trong trường hợp này ta có thể bỏ qua lỗi rất nhỏ khi dùng R thay cho sử dụng r chính xác hơn trong sự suy giảm do không khí

2. Sự hấp thụ không khí

Quá trình để xác định hệ số hấp thụ không khí tính bằng dB/m được mô tả ở [4]. Phương pháp đã được bổ sung đầy đủ để tính toán độ suy giảm không khí trong phương trình trên.

3. Sự thay đổi về không gian:

Để những mô hình có ích cho những sự thay đổi cần phải tương quan với các thông số thực tế. Mỗi thùng loa phải được định nghĩa trong không gian như sau
. Chiều cao của thùng loa
. Chiều sâu của thùng loa
. Chiều dài của khoảng không gian không phát âm được. Độ sâu của họng loa.
. Số loa trong một thùng.
. Góc xoay của họng loa.
. Dạng sóng của từng thùng loa
. Chiều cao của thùng loa tính từ mặt đất.
. Góc của lưới.
. Góc xoay của thùng loa.
. Chức năng chuyển tiếp H(k) của từng thùng loa.
. Chỗ của người nghe – mặt bằng, hướng.
Ngoài ra còn có tần số, nhiệt độ, độ ẩm và âm sắc. Tất cả quá trình này được thực hiện trong MathCAD để nghiên cứu hơn là để ứng dụng.

4. Âm sắc

Chúng tôi đã nhân rộng các chức năng lọc của Martin Audio DX1 để cung cấp dữ liệu cho chức năng tính toán phuong trình 3

5. Đo đạc dạng sóng

Chúng tôi dùng một kỹ thuật được tìm ra trong mục [5] là nơi phân phối pha tại miệng của thùng loa được đo bằng 1 micro nhỏ và tại một vị trí nhất định. Phép đo được thực hiện bằng MLSSA và một chương trình được viết để chuyển những thông tin thu được tương thích với MathCAD. Dữ liệu pha này sẽ được mở và hiển thị ở dạng 2D và 3D để phân tích. Việc này cung cấp số liệu cho Rcurve trong biểu thức 2.

6. Xác nhận


Để xác nhận mô hình của họng loa HF 1W28L đã được sắp thành 1 hàng với mặt nghiên của chúng như đã chỉ ra ở trên. SPL đo được ở mỗi 20cm trên một đường 12m tới hàng đặt ở trung tâm.
Các giá trị được đo đạc và dự đoán như sau:

Với mô hình này, ta đã có thể dự đoán những đường cong đáp ứng tần số tại nhiều điểm trong khu vực khán giả và dùng những kết quả này để tối ưu hoá độ cong của array.
Trong những trường hợp gần đây, các mô hình máy tính mang lại những cải tiến cho line array cong (hình 8), trong đó độ cong được tăng từ trên xuống dưới. Điều này tạo ra một đáp tuyến phù hợp từ những hàng ghế đầu cho đến những hàng ghế cuối hơn là array kiểu J có dạng ở trên thẳng, đi xa trên đầu array, phần cuối cong hơn.

Hình 8: Array cong cải tiến

Hình 9: Array kiểu J

Độ cong của sóng âm

Suốt những năm 1990 khi line array nổi lên như là định dạng chính trong âm thanh lưu diễn, lập luận được đưa ra là tập trung vào sự cần thiết phải đạt được dạng sóng phẳng từ mỗi thùng loa.
Trong khi điều này có thể đáng khen trong 1 line array thẳng, một dạng sóng đặc biệt phẳng hoàn toàn không phải là bắt buộc và thật sự có thể gây ra những vấn đề trong array cong nơi có những trạng thái phức tạp và những thoả hiệp quan trọng đã được thực hiện. Có nhiều độ cong của dạng sóng hơn sẽ ảnh hưởng xấu đến độ kết hợp và ngõ ra trên đỉnh array nơi thường có rất ít hoặc không có độ nghiêng giữa mỗi thùng loa.
Không có độ nghiêng sóng sẽ cho những điểm tần số cao đáng lưu ý tại đó góc nghiêng của các thùng loa sẽ lớn, điển hình là khu vực gần tại cuối array. Điều này tồi tệ khi các điểm bản lề ở tại phía sau của thùng loa và array cong có những điểm trống phía trước.
Tiêu chí nửa để cải tiến line array cho những khoảng cách dọc giữa các loa ít hơn một bước sóng của tần số cao nhất được tái tạo. Điều này có thể đúng cho những sóng âm trực tiếp, nhưng đây là một khu vực mà nơi âm thanh phát ra bởi họng và phát trực tiếp có thể khác nhau, một họng có thể có nhiều loa (hình 10a) lớn hơn một bước sóng ngoài tại tần số cao nhất nơi chúng tái tạo và sản sinh một dạng sóng có độ cong thấp được chỉ ra ở hình 10b

Hình 10a: Một họng loa trung W8L

Hình 10b: Họng loa trung W8L – dạng sóng cong được đo tại tần số 2.5KHz
Điều này đã được khẳng định bằng cách đo sự phân bố pha trên miệng của họng loa mid W8L tạo bởi 2 loa 8” được xếp chồng lên nhau theo chiều dọc. Kết quả cho thấy họng loa mid sinh ra dạng sóng có độ cong thấp trong mặt phẳng đứng cho tới tần số 2.5KHz, giới hạn tần số trên của nó. (Chú ý rằng độ cong từ trái qua phải là do sự phân tán ngang 900 của họng.
Vị trí bản lề
Bởi vì cần được uốn cong nên line array thực tế thường được liên kết bằng các móc treo với những bản lề đằng trước hoặc sau cho một loạt góc nghiêng được tạo ra – thông thường là từ 0 đến 5 và 100, phụ thuộc vào thiết kế đặc biệt.
Không chỉ việc vị trí các bản lề làm cong line array một cách chính xác rất quan trọng để đạt được dải tần số phù hợp tại bất kỳ điểm nào trong khu vực người nghe, mà nó còn giữ một phần quyết định. Với một vị trí bản lề đằng trước loa, khoảng cách giữa mỗi thùng loa như nhau, không phân biệt góc nghiêng. Đây là một lợi thế khi góc nghiêng tăng, thông thường thì đối với đáy của array (hình 11). Với những điểm bản lề phía sau, độ suy giảm đáng lưu ý xảy ra đối với dãy tần số cuối phía trên khi người nghe đứng ngoài trục của mỗi thùng loa. (hình 12)

Hình 11: 11 bản lề trước, 8 thùng loa tại tần số 5.6KHz

Hình 12: 12 bản lề sau, 8 thùng loa tại tần số 5.6KHz
Sự hấp thụ không khí và cân bằng âm sắc
Trong khi line array có khả năng sinh ra tần số cao nhiều hơn đối với những loa cụm, tất cả các hệ thống âm thanh vẫn còn bị giới hạn bởi hiện tượng hấp thụ không khí, đặc trưng là nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển và tần số (hình 13)

Hình 13: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
Mối quan hệ giữa các đại lượng là khá phức tạp nhưng suy hao luôn luôn tăng khi tần số tăng và khoảng cách từ nguồn phát tăng. Lưu ý, hiệu ứng này là nằm ngoài suy hao SPL tổng mất đi khi gia tăng khoảng cách. Ví dụ, có những điều kiện thời tiết có thể làm giảm đi 12dB tại tần số 8KHz chỉ với ở khoảng cách 50m cách nguồn âm. Ở những lúc khác hệ thống như vậy có thể đi xa tới hơn 200m. Đây rõ ràng là một tác động đáng kể cần phải được giải quyết bằng cách cân bằng âm sắc thích hợp.
Để bù đắp sự ảnh hưởng của hấp thụ không khí đòi hỏi phải tăng dần EQ khi khoảng cách tới array tăng lên. Vì do sự hấp thụ không khí chủ yếu ảnh hưởng tới tần số cao, cho nên đó là thuận lợi để chia loa tần số cao vào một số kênh riêng (thông thường là 3 kênh) để mà EQ tối ưu có thể được thêm vào cho phù hợp với yêu cầu phóng gần, xa và trung bình của array.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật “qui hoạch tần số cao” này mà những người ở gần phía trước không phải nghe thêm EQ ở tần số cao giống như những người ở xa phải nghe để có thể có tần số cao đầy đủ. Kỹ thuật đơn giản này có thể cung cấp chất lượng âm thanh phù hợp trên toàn bộ khu vực người nghe. (hình 14)

Hình 14: Qui hoạch tần số cao để bù sự hấp thụ của không khí
Những công cụ thực tiễn
Trong việc điều chỉnh về vật lý và điện tử, những line array gần như không bỏ qua những hệ thống loa cụm (point and shoot) và chúng ta cần phải tìm một cách để loại ra những phỏng đoán trong việc thiết lập hình dạng array, chiều dài cột loa và thông số điều khiển tốt nhất cho bất kỳ địa điểm cụ thể nào. Những quy tắc cong cải tiến được thiết lập bởi những mô hình toán học được đưa vào một chương trình tối ưu độc quyền Viewpoint (hình 15) nó sẽ tự động tối ưu hoá độ cong của array để phù hợp với địa điểm tổ chức. Những thiết kế đó có thể lưu vào đĩa và in ra sẵn sàng để cung cấp cho tổ kỹ thuật lắp đặt array.

Hình 15: Tổng thể
Trước khi có line array dùng cho nhạc sống, thông thường dùng một bộ điều khiển kỹ thuật số cho một hệ thống loa đặc biệt, người dùng có thể thêm EQ yêu thích và thay đổi bộ lọc tần số. Trong khi sự đơn giản của phương pháp này vẫn có thể giữ được một số yêu thích thì line array thuận lợi hơn từ những thông số định sẵn được đưa vào có thể thay đổi như độ dài của cột loa và độ cong.
Mô hình toán học cho phép xác định một số mẫu thiết lập được tối ưu cho nhiều độ cong array khác nhau và cũng có tính đến các tác động rất khác nhau của sự hấp thụ không khí. Những thiết lập này được gọi bởi chương trình Viewpoint trong suốt quá trình thiết kế array và đảm bảo chất lượng âm thanh phù hợp với khu vực khán giả với bất kỳ kích thước hay dạng của array và điều kiện khí quyển trong ngày.

Vấn đề lớn hơn

Với rất nhiều sự chú ý dành cho các khía cạnh theo chiều dọc của line array, câu chuyện của line array có thể trở nên hơi một chiều. Phải có nhiều hơn nữa về hình ảnh tổng thể hơn là chỉ thực hiện trong mặt phẳng thẳng đứng. Cách mà các nguyên tắc line array được thực hiện trong từng loa có tần số thấp, trung và cao của thiết kế là quan trọng hàng đầu.
Như với bất kỳ loại loa nào, hiệu suất đo được và chìa khoá âm thanh phụ thuộc vào chuyên môn của nhà thiết kế và sở thích của họ. Ví dụ, một số thiết kế dùng loa tần số thấp và trung phát trực tiếp trong khi những người khác lại dùng họng. Kể từ khi một số line array thiết kế bộ lọc tần số cho những loa nén dưới 700Hz trong khi những bộ lọc khác phải trên 2KHz, không ngạc nhiên là những hệ thống line array từ những nhà sản xuất khác nhau có số đo và âm thanh rất khác nhau.
Trong mặt phẳng ngang, hầu hết các line array có góc phủ 900. Đạt được định hướng ngang phù hợp trên một dải tần số là thách thức đối với các nhà thiết kế và với sự tập trung chính vào việc bao phủ theo chiều dọc, điều quan trọng là quyết định thiết kế thích hợp với tiêu chuẩn thẳng đứng không làm ảnh hưởng đến hiệu suất ngang của array. Đặc biệt quan trọng là đáp ứng tần số của hệ thống không thay đổi khi người nghe đi trên trục đến 450 ngoài trục, nhưng chỉ giảm độ lớn đi 6dB.
Một trong những cách được chấp nhận để đạt được vùng phủ sóng ngang phù hợp là sử dụng những họng có định hướng liên tục để xác định mô hình bao phủ. Những họng loa định hướng liên tục W8L sử dụng cho cả loa tần số cao và trung có góc phủ ngang 900 (-6dB) trên 200Hz. Hình 16 cho ta thấy mô hình cực ngang bao phủ tốt từ 200Hz trở lên.

Kết luận

Line array bây giờ chiếm ưu thế trong các hệ thống âm thanh biểu diễn và có lợi thế hơn các loa kiểu cụm về đáp ứng tần số phù hợp, tăng khả năng tần số cao đi xa và giảm thời gian lắp đặt. Thích ứng với nguyên tắc line array từ những array thẳng lý thuyết đến thực hành line array cong cho âm thanh biểu diễn có ý nghĩa quan trọng cho việc thiết kế âm học của các loa cá thể và việc phát triển về mặt vật lý và điều khiển điện tử của hệ thống. Những line array phức tạp trong đặc tính và thuận lợi từ thực tế, những công cụ toán học có thể giúp loại bỏ những phỏng đoán và điều chỉnh cấu trúc vật lý và những thiết lập điều khiển của array phù hợp với những điều kiện về địa điểm và khí quyển.

Cài hiệu ứng song song cho Lexicon Mx400

Chơi effect rất quan trọng cho những người ham mê kok gia đình cũng như làm các sự kiện,liên hoan văn nghệ, ca nhạc. Trong đó Lexicon MX400 là thiết bị effect thực sự hiệu quả với số tiền đầu tư. Tuy nhiên việc căn chỉnh thông số sao cho chuẩn xác lại là vấn đề không đơn giản với những người a-ma-tơ. Có rất nhiều bác hỏi thăm cách setup , bởi mua thiết bị về mà ko biết dùng thì cũng dở. Em tranh thủ vài dòng setup hầu các bác.

Bước 1 : Kết nối : dùng jack 6 ly balance TRS (jack stereo) , nếu ko có, thì có thể dùng tạm jack 6 ly unbalance TS (jack mono)
- MX400 là loại Dual stereo effect, với 4 input và 4 output, phù hợp nhất khi dùng với bàn mixer có 2 aux send trở lên. Tuy có 4 input nhưng ta chỉ cần dùng 2 input, với 1 input cho mỗi engine, đỡ tốn dây kết nối, giản tiện, mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như vận hành. Đương nhiên là dùng đủ 4 output.
- Từ mixer , gửi 2 đường aux send 1 và 2 tới ngõ Left của channel A và ngõ Left của channel B .
- Từ MX400 : lấy 2 đường output của channel A nối vào 1 kênh stereo trên 1 mixer, lấy 2 đường output của channel B nối vào 1 kênh stereo khác trên mixer.
- Mặt trước của MX 400, nút Input Level A và B để ở vị trí giữa

Bước 2 : Restore Factory setting
Nếu là mua mới, chưa sử dụng lần nào thì có thể bỏ qua bước này. Đây là thao tác để loại bỏ những setup trước ko chính xác, nhằm tiện lợi hơn khi sử dụng thực tế.
- Bật Power On, trình tự thao tác bấm nút như sau : vào System - vặn nút Page/Select về bên phải đến hết trang, thấy mục FACTORY RESTORE đang ở trạng thái NO , vặn nút tròn nhỏ C về bên phải, cho hiển thị HOLD <STORE>, bấm và giữ nút STORE đang nháy đèn đỏ, sau vài giây, MX400 đã được khôi phục nguyên trạng của nhà SX.
- Vặn nút tròn to PAGE/SELECT về trái, đến page 2, vặn nút tròn nhỏ A và B để chọn mục INPUT SOURCE A và INPUT SOURCE B thành ANLG MONO L, các tính năng khác giữ nguyên (ANALOG OUT LEVEL +4dBu)
- Bấm nút EXIT để thoát

Bước 3 : EDIT Effect 1 : REVERB
- Con trỏ trên màn hình đang ở vị trí Big Pop Vocal, bấm nút tròn to PAGE/SELECT, xoay nút tròn to cho đến mục EDIT MIX/ROUTING, bấm tiếp nút tròn to, dùng nút tròn nhỏ A để chọn kiểu ROUTING là STEREO, nút B để chọn EFFECT MIX (chọn 99% WET, mặc định)
- Bấm EXIT
- Xoay nút tròn to PAGE/SELECT đến phần CHANGE EFFECT, rồi bấm .
- Xoay nút tròn to về bên phải, đến mục VOCAL PLATE, rồi bấm để chọn hiệu ứng này
- Xoay nút tròn to vầ bên trái, đến mục EDIT EFFECT, rồi bấm để vào các Page của nó
- Dùng các nút tròn nhỏ A , B, C để set các thông số tương ứng
+ PRE DELAY : 20ms ~ 25ms
+ MID RT : 3s ~ 3,5s
+ SIZE : 20m

- Vặn nút tròn to về bên phải để vào Page 2
+ SHAPE : 60
+ SPREAD : 90
+ RT HIGHCUT : 20KHz

Tiếp, Page 3 :
+ HIGHCUT : 20KHz
+ BASS FREQ : 200Hz ~ 250Hz
+ BASS BOOST : 0,4 ~ 0,8
Nếu hệ thống bị ù rền nhiều, thì giảm bớt BASS BOOST

Page 4 :
+ DIFFUSION : 90
+ FEEDBK DLY : 40ms ~ 60ms
+ FEEDBK LVL : 0

Như vậy đã setup song thông số cho Effect A : Vocal Plate (Reverb)

Bước 4 : Store
- Bấm nút STORE để lưu chương trình ta vừa setup xong, màn hình hiển thị NAME PROGM TO SAVE, dùng các nút tròn to, tròn nhỏ A, B để đặt tên theo ý mình.
- Bấm nút STORE lần 2 , màn hình hiển thị LOCATION TO STORE, chọn vị trí kênh để lưu chương trình. màn hình LED bên phải đang hiện ch.trình 1
- Bấm nút STORE lần 3 để lưu các thông số đã setup vào chuong trình 1, đèn xanh bên dưới chữ USER sáng.

SETUP Effect 2 : Dual effect

Bước 5 :
- Xoay nút tròn to PAGE/SELECT, cho con trỏ màn hình nhảy xuống dòng 2 , đèn LED Dual Stereo B sáng
- Bấm PAGE/SELECT
- Xoay PaGE/SELECT chọn mục EDIT MIX/ROUTING, rồi bấm
- Xoay nút tròn nhỏ A, chọn chế độ ROUTING : MONO SPLIT
- Xoay nút tròn nhỏ C, chọn EFFECT MIX : 80 WET
- Bấm nút EXIT để thoát

EDIT EFFECT 3
- Xoay PAGE/SELECT chọn mục CHANGE EFFECT 3, rồi bấm
- Xoay PAGE/SELECT chọn mục STUDIO DELAY (mặc định),
- Bấm EXIT
- Xoay PAGE/SELECT chọn mục EDIT EFFECT, rồi bấm để vào Page
- Xoay các nút tròn nhỏ A, B, C để đặt :
+ TEMPO : 120 BPM
+ DELAY TIME : 229ms ~ 240ms
+ FEEDBACK : 42 ~ 45 %
+ DUCKTHRESH : -60dB ~ - 55dB
- Bấm EXIT để thoát

EDIT EFFECT 4
- Xoay PAGE/SELECT đến mục CHANGE EFFECT 4, rồi bấm
- Xoay PAGE/SELECT chọn VOCAL HALL, bấm để chọn
- Xoay PAGE/SELECT, chọn muc EDIT EFFECT 4, rồi bấm để vào Page
- Xoay các nút tròn nhỏ A, B, C để đặt :
+ PRE DELAY : 30ms ~ 40ms
+ MID RT : 1,5s
+ LIVENESS : 80 ~ 85

Nhu vậy đã setup xong 2 effect trong engine B

Bước 6 : STORE
- Bấm nút STORE để lưu chương trình ta vừa setup xong, màn hình hiển thị NAME PROGM TO SAVE, dùng các nút tròn to, tròn nhỏ A, B để đặt tên theo ý mình. Nên đặt 1 tên khác với chương trinh 1 đã lưu ở trên.
- Bấm nút STORE lần 2 để chọn vị trí chương trình, máy sẽ đặt mặc đinh trên màn hình LED là kênh 1, ta hết sức lưu ý là phải xoay nút tròn to bên phải PROGRAM/LOAD để nhớ chương trình vào kênh khác, VD là kênh 2. Nếu không để ý thao tác này, các setup cho chương trình 1 sẽ bị mất.
- Khi chọn được vị trí kênh mong muốn, bấm nút STORE lần 3 để lưu lại

Ta đã hoàn chỉnh setup các thông số cơ bản cho MX400, với 2 kênh hiêu ứng chính : Kênh A là Vocal Plate ( Reverb ), kênh B là Studio Delay + Vocal Hall ( Multi effect), để hát với tiếng effect rất ổn. Nếu muốn nịnh tai, người hát cần nhiều Delay trợ giọng như amply kok tích hợp thì nâng phần effect của Kênh B trên mixer, nếu muốn PRO thì nâng phần Kênh A nhiều hơn. Tùy thuộc vào hệ thống âm thanh, phòng ốc, cách bố trí loa... mà ta tăng giảm effect cho phù hợp.

Lưu ý :
- Nếu muốn lưu thêm chuong trình mẫu cho chắc ăn, khi ở màn hình chính, xoay nút PAGE/SELECT cho con trỏ về từng hiệu ứng, rồi dùng các nút tròn nhỏ A, B, C để thay đổi 1 chút thông số, khi đó đèn STORE sẽ sáng đỏ, ta bâm để lưu thêm chương trình sang 1 kênh khác làm dự trữ.
VD : đang ở kênh 1 (Reverb), ta chỉnh nút A cho phần PRE DELAY từ 25ms sang 26ms rồi bấm STORE cho lưu vào kênh 11, giữ nguyên tên, như vậy là đã có thêm 1 kênh dự phòng. Sau đó ta thoải mái thay đổi theo ý mình mà ko sợ mất dấu
Kênh 2 (multi effect) làm tương tự
- Khi xoay nút PAGE/SELECT kết hợp với xoay nút PROGRAM/LOAD, ta có thể hoán đổi vị trí các kênh effect đã cài đặt, hoặc cả 2 kênh đều cùng 1 loại effect :mrgreen:
- Trên đây chỉ là cách setup cơ bản, có thể thay đổi tùy nghi sử dụng.
- Lexicon MX 300 cũng gần tương đương các chức năng như trên, nên có thể tham khảo.

Chúc các bác vui vẻ, thoải mái hát ca và hài lòng với Lexicon MX400.

Giải pháp thiết kế 1 dàn âm thanh cho karaoke kinh doanh

Với 1 người chủ đầu tư kinh doanh nói chung và kinh doanh karaoke nói riêng thì việc xác định các yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa, chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh ... là vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định đến sự thành bại, ảnh hưởng trực tiếp đến cái túi tiền. Nếu thành công, ta cười phe phé, tiền thu về tính theo "cần xé" , nhưng nếu ngược lại thì mặt ủ mày chau, đầu đau như búa bổ, nhìn ai cũng muốn "gây gổ"...


Điều đầu tiên phải xác định là tiêu chí xây dựng mô hình kinh doanh cho hợp lý. Các bác tham khảo thông tin chung chung trên mạng thì càng dễ bị nhiễu loạn thông tin, bởi yếu tố vùng miền nó ảnh hưởng khá nhiều. Ai kinh doanh cũng muốn bộ hát quán mình phải thật "HAY" - đương nhiên rồi, nhưng hay là hay thế nào ? Như thế nào là hay ? Trả lời được câu hỏi đó không hề đơn giản, nếu ta không xác định được tiêu chí tổng hợp một cách rõ ràng. Khách hàng hát karaoke thì nó đủ thể loại, già có, trẻ có, công chức, cán bộ, công nhân, học sinh/sinh viên... thượng vàng hạ cám, người hát hay người hát dở, người tỉnh - người say, người hát hò để thưởng thức lành mạnh, nhưng không thiếu những kẻ đến hát với mục đích không lành mạnh (chơi ma túy, tìm "tay vịn", thậm chí có cả những kẽ phá hoại...) . Ở đây ta chỉ đề cập đến vấn đề kinh doanh lành mạnh, gia đình, bạn bè, hội họp.
Vì lượng khách hàng quá lẩu thập cẩm như thế, nên vấn đề đánh giá chất lượng của quán kinh doanh từ phía khách hàng, những người từng đi hát, thường xuyên đi hát, hiếm khi đi hát, hay những người chỉ có hát ở nhà... những người đó có thể là người nhà, hay bạn bè của mình, hoặc người quen, hoặc các cơ sở kinh doanh thiết bị karaoke tư vấn ... sẽ cho ra kết quả cũng lẩu thậm cẩm luôn. Nhiều khi người chủ kinh doanh cũng chẳng biết ai đúng, ai sai, mà chỉ thấy hầu như ai cũng nói có lý cả, đam ra nhiễu loạn thông tin, càng tham khảo nhiều càng thấy lúng túng, lắm thầy thì nhiều ma.

Giải pháp khá đơn giản, nhưng hiệu quả, là tham khảo xung quanh, xem người ta đang làm thế nào, rồi mình rút ra ưu nhược điểm, rồi áp dụng riêng cho mình. Nếu như ở các thành phố lớn, tiêu chí sẽ khác với vùng xa, vùng sâu, thậm chí ngay cả các thành phố lớn, tiêu chí cũng khác nhau. VD một cách tương đối : nếu đem mô hình âm thanh quán hát karaoke phổ biến ở các quán tại trung tâm SG áp dụng ở khu vực trung tâm Hải Phòng thì chỉ có nước đóng cửa sớm bởi chất lượng âm thanh không thể so sánh được với quy mô và mức đầu tư. Nên chỉ nêu câu hỏi chung chung, nhờ ae khắp nơi tư vấn, e rằng rất khó khả thi, vì mỗi người sẽ có 1 phương pháp, có thể phù hợp với họ, nhưng áp dụng với mình lại rất bất ổn.

Các cơ sở kinh doanh ra sau, thì yếu tố để tạo nên sự cạnh tranh, thu hút khách hàng chính là ở chất lượng âm thanh, cơ sở vật chất, phong cách phục vụ và giá cả. Để mổ xẻ tường tận 4 vấn đề lớn đó thì nói cả ngày cũng không hết, ở đây ta sẽ cùng trao đổi về vấn đề chất lượng âm thanh - yếu tố tối quan trọng của một cơ sở kinh doanh karaoke lành mạnh. Hoặc sau một thời gian hoạt động, cơ sở cũng cần tính đến bài toán nâng cấp trang thiết bị âm thanh, để theo kịp với sự đổi mới, tự làm mới mình, tăng thêm sức cạnh tranh, khẳng định thêm vị thế... nhằm mục đích cuối cùng : giữ chân khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới , để tạo ra lợi nhuận tối đa, hiệu quả trên đồng vốn bỏ ra.

Để xác định yếu tố chất lượng , tức là cái "HAY" khi hát thì cho dù khách hàng có là ai, như thế nào, thì hệ thống âm thanh HAY phải đảm bảo cho họ 4 yếu tố CƠ BẢN sau đây :
1 - Đủ âm lượng loa và công suất
2 - Đủ dải tần cho cả lời hát và nhạc
3 - Chế độ effect/echo hài hòa
4 - Chế độ căn chỉnh âm lượng giữa phần lời và nhạc hợp lý, với tỉ lệ ưu tiên cho phần lời hát.

Đó là đề bài cần giải quyết, và đáp án sẽ có rất nhiều.

Một người A trước đây chỉ đi xe đạp nội cà tàng, nay được đi cái xe mini Nhật mới toanh,êm ru, đạp nhẹ, lướt, bon, hẳn sẽ thấy rất thích, rất sướng. Và thấy cái xe cà tàng đó chẳng ra gì, không muốn đi nữa.
Sau vài năm khấm khá, người nọ sắm được cái xe Honda cub, thì ôi thôi sướng quá rồi, vừa nhàn, vừa oai, thấy cái mini Nhật chỉ là đồ bỏ.
Rồi thời gian sau nữa, người này mua được cái Dream Thái, thì nhìn cái Cub chỉ bằng nửa con mắt... thấy trần đời này cái Dream Thái là vô địch
Có dịp người A được người bạn B cho mươn xe Honda SH, lúc đó thì cái Dream chẳng còn lung linh trong suy nghĩ của người A như trước nữa...

Sự cảm nhận cái "HAY" trong âm thanh karaoke cũng vậy thôi, những người thường xuyên đi hát,người có nhiều cơ hội so sánh các hệ thống, các quán kinh doanh, thì sự cảm nhận, đánh giá về chất lượng của họ sẽ giá trị hơn nhiều so với những người rất ít khi đi hát, ít có dịp tiếp xúc với cây micro. Tuy chỉ là hình ảnh ví von cho vui, nhưng cũng là thực tế mà nhiều người thường gặp. Và người chủ kinh doanh sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về mỗi lời khen-chê chất lượng, để từ đó rút ra câu trả lời chính xác cho riêng mình.

Trở lại với 4 tiêu chí cơ bản, chỉ cần thiếu đi 1 yếu tố, thì hệ thống âm thanh karaoke khó mà thỏa mãn được khách hàng ở mức tối đa. Tuy không cầu toàn, nhưng việc đáp ứng được càng tốt các tiêu chí , sẽ khiến cho cơ hội thành công của ta cao hơn rất nhiều. Vì trong thực tế triển khai, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng, cả chủ quan và khách quan, dẫn đến làm giảm giá trị khai thác của hệ thống âm thanh. Vấn đề này sẽ bàn tiếp ở phần sau.
Giờ ta đi tìm lời giải cho từng vấn đề :
1 - Đủ âm lượng loa và công suất : như thế nào là đủ ?
Còn nhớ cách đây tầm 20 năm, 1 phòng hát karaoke tầm 25m2 đến 30m2 chỉ có 1 cặp loa Nhật bãi + 1 amply bãi, hoặc sang hơn là có đôi Bose 301 + amply California , không có sub. Vậy mà vẫn hát, vẫn thấy hay nức nở. Còn bây giờ thì sao, đã khác quá nhiều rồi.
Hệ thống đủ âm lượng : là khi mà hát ở mức độ lớn nhất, gào thét đi chăng nữa, hoặc chơi nhạc DJ mà âm thanh vẫn tròn đầy, nét, không bị vỡ tiếng, không méo tiếng, không bị peak ở cả loa và amply. Âm thanh lan tỏa đều các vị trí trong phòng, không bị chỗ quá to, chỗ quá loãng, chỗ nghe hay, chỗ nghe dở. Vấn đề này còn do setup vị trí loa, vị trí ghế ngồi, cấu trúc phòng ốc, bố trí nội thất. Càng nhiều loa, nhiều amply thì hệ thống càng dễ đạt được tiêu chí này. Nhưng vấn đề sẽ nảy sinh là chi phí đầu tư sẽ lớn, không gian trong phòng sẽ bị ảnh hưởng do bố trí quá nhiều loa, nếu setup không đúng thì lại làm giảm chất lượng chung của hệ thống. Âm thanh có thể bị ngược pha, đảo pha, delay... Tức là tuy thừa loa, công suất, nhưng hiệu quả khai thác lại rất thấp.
Giải pháp đưa ra : tùy theo không gian, tiêu chí phòng hát, ta bố trí loại loa có công suất, độ nhạy, góc phủ phù hợp.
Vấn đề nảy sinh tiếp theo : vậy chọn loại loa, loại amply nào cho đủ, cho phù hợp với giá tiền đầu tư. Ở đây, ta bàn đến 1 khía cạnh nhỏ, đó là sự so sánh giữa các dòng loa Bose , BMB và JBL đang được áp dụng rất nhiều trong các phòng hát karaoke suốt từ Bắc chí Nam.
Mỗi người có 1 sự cảm nhận, 1 sự trải nghiệm, và tùy thuộc vào sự "lấn sân" của các thương hiệu, dẫn đến tình trạng lựa chọn 1 hay vài loại loa "truyền thống" cho karaoke như BMB 252V, Bose 301 III, IV hay V, JBL RM10 hay 101 theo vùng miền theo kiểu "nhìn nhau mà làm" . Bởi nhiều người e ngại 1 sự đột phá, 1 sự mới mẻ, nếu không có kinh nghiệm, không có kỹ thuật, không có đôi ngũ tư vấn chuyên nghiệp và có TÂM, thì thôi, cứ đường mòn mà đi cho nó lành. Mọi người chơi thế nào, ta chơi thế ấy. Hay dở thì cả làng cùng chịu. Nên một hiện tượng dễ thấy là các mặt hàng loa cũ như BMB 252, Bose 301 III, amply California 468 "xịn" ... tăng giá quá nhiều, quá cao trong vài năm trở lại đây. Chất lượng so sánh với những dòng mới thì còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng rõ ràng, những sản phẩm này đang có mức giá ảo, mà chính "nạn nhân" lại là chúng ta, những người đã vô tình, hay hữu ý góp phần làm cho thị trường hàng "nòi" này trở nên "ngựa chứng" , chỉ có tăng mà chưa bao giờ thấy giảm giá. Trong khi thực tế có nhiều dòng loa mới, amply mới đáp ứng rất tốt các nhu cầu cần thiết của 1 phòng karaoke hiện đại.
Bài toán số lượng loa, amply sẽ có lời giải tùy thuộc vào đặc tính địa phương, tiêu chí phòng hát và đầu tư tài chính

2 - Đủ dải tần cho cả lời hát và nhạc nền : là sao ?
Cái thời của EQ hình chữ V như cánh én mùa xuân đã qua lâu lắm rồi. Âm thanh là phải đủ dải tần, Low, Mid, High, thì người nghe, và nhất là người hát sẽ ko bị mất giọng, âm thanh sẽ mềm mại, tròn trịa, đầy đủ, cảm giác hát rất thư thái. Tiếng nhạc cũng vậy, bass chắc chắn, gọn gàng, đầy đặn mà không được ù ì, đuôi dài lẵng nhẵng, trung âm phải nét nhưng vẫn êm, tiếng treble phải mượt mà, chi tiết mà không được chát chúa.
Nảy sinh 2 vấn đề : micro và nguồn nhạc nền
- Nếu là micro, có nơi dùng micro dây mới là đẳng cấp, nhưng có nơi đem mic dây vào là khách ko thèm hát. Chủ yếu là do tầm tiền thôi. Một chiếc micro không dây hạng xoàng xoàng, muốn có cùng chất lượng vối 1 chiếc micro dây, thì giá tiền phải gấp 4 đến 6 lần (trung bình). Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Dây thì nhược điểm là lằng nhằng, vướng víu, cảm giác không Pro... Nhưng ưu điểm là (nếu cùng chất lượng âm thanh) : giá thành rẻ hơn đôi chút, ít hư hỏng hơn nếu làm rơi, nhúng nước, nhúng ...bia, không phải lo về sóng sánh tậm tịt, thay pin, khách ít "cầm nhầm" . Micro không dây thì có ưu điểm và nhược điểm ngược lại với nhược điểm và ưu điểm của mic dây.
Nói chung: để đầu tư thì micro không dây sẽ tốn kém hơn nhiều.Để hát ổn, thì micro không dây tầm 3 triệu/cặp. và mic dây tầm 2 triệu/cặp là đủ cho nhu cầu và chất lượng chấp nhận được.
- Về nhạc nền : cái này cũng phân thành nhiều trường phái , DVD MIDI 6 số, DVD HDD. Mỗi loại lại chia nhiều nhánh nhỏ với rất nhiều nhà cung cấp, nhiều thương hiệu, có thể tìm thấy ngay trên diễn đàn này.
Vấn đề chung của nhạc nền : nếu là giai điệu MIDI thì giá thành rẻ, chất lượng ở mức trung bình. Còn nếu lưa chọn HDD thì giá thành cao hơn, nhưng nhạc lại phù hợp với đại đa số người hát, bởi nhạc phát là nhạc như ca sĩ, có nhiều bản hòa âm để mình lựa theo ca sĩ mình thích, hình ảnh cũng sống động hơn, thật hơn. Âm lượng thì có nhược điểm lớn nhất là bài to bài nhỏ, hoặc bit rate nén quá nhiều làm giảm chất lượng. Nếu quán kinh doanh khách tự chọn bài, hoặc chọn bài theo kiểu phòng kỹ thuật chung cho nhiều phòng hát thì vấn đề này trở nên khó giải quyết, còn nếu 1 phòng 1 nhân viên chỉnh nhạc thì ok, ko vấn đề.

Để có nhạc nền hay, và tiếng mic hay, thì việc đủ dải tần cho nó là quan trọng. Việc này có thẻ xử lý trên amply, mixer hay bằng các thiệt bị hỗ trợ khác.

3 - Chế độ effect/echo hài hòa : là như thế nào ?

Mỗi người hát, dù là ca sĩ xịn hay ca sĩ vườn, đều cần một lượng tiếng vang nhất định để giúp cho giọng hát trở nên mềm mại và hấp dẫn hơn. Loại bỏ tiếng vang ký sinh do thiết kế nội thất phòng ốc (cái này cũng rất ảnh hưởng) thì vấn đề căn chỉnh tiếng vang (echo) trên amply karaoke hay chỉnh effect (reverb, delay) trên hệ thống karaoke pro là khá quan trọng.
Tùy theo mỗi bài nhạc, mỗi giọng hát , sẽ có yêu cầu cho tiếng vang khác nhau. Ở các hệ thống karaoke cố định, khách tự chọn, hoặc chọn bài theo phòng kỹ thuật tổng, thì thông số này cũng để mặc định. Còn ở các hệ thống có nhân viên chỉnh nhạc thì ok hơn.
Nếu sử dụng amply karaoke: thì tiếng vang là Echo (là 1 dạng của Delay nhưng hiệu ứng phức tạp hơn nhờ sự đan xen tín hiệu qua lại giữa 2 vế L và R theo 1 tỉ lệ nhất định do nhà SX đã thiết kế sẵn). Echo không được để lặp lại quá nhiều, làm tiếng hát bị đè lẫn lên nhau, tiếng trước đá tiếng sau. Các thông số ảnh hưởng là Dly Time và Repeat. Echo phải chỉnh để khi người hát dứt tiếng, phần lặp lại vẫn có đủ độ dài và độ lớn, tiếng hát sẽ không bị cộc, bị hụt, bị khô.Vị trí biến trở ở giữa (12h) là 1 vị trí trung tính, không hay nhưng cũng không dở, được thiết kế để nếu như ta không rành, có thể đặt vị trí đó, hát cũng tạm được. Tùy thuộc từng loại amply, tuôi đời máy khai khác nhiều hay ít, mà thông số này có thê có những sai số, có khi cùng để vị trí giữa, nhưng cái amply này nghe có vẻ nhiều echo hơn cái kia, hoặc ngược lại. Điều đó là bình thường, ta cần chỉnh cụ thể tùy theo từng loại.
Một số loại amply karaoke đời mới có tích hợp thêm mạch hồi âm Reverb, nhưng chất lượng khá hạn chế.

- Nếu sử dụng bàn mixer rời thì sao : có nhiều vấn đề nảy sinh , dùng effect nào cho hay? dùng loại có sẵn trên mixer hay dùng loại effect rời ?
Đương nhiên là hầu hết effect rời sẽ hay hơn, vì nó được thiết kê chuyên biệt.
Có 2 loại effect chủ yếu cần dùng cho việc hat karaoke là Delay và Reverb. Việc phối hợp các bộ tiếng vang này cần hết sức cẩn thận, bởi 1 đặc trưng là sự "nịnh giọng" sẽ có độ sai khác so với khi dùng amply karaoke truyền thống. Khi hát trên hệ thống dùng effect thì cảm giác đầu tiên là âm thanh có vẻ thật hơn, giông sân khấu hơn, tiếng mềm mại hơn, không bị cảm giác âm thanh lập bập như tiếng echo. Nhưng nếu căn chỉnh effect không hợp lý thì có thể người hát sẽ bị mệt, âm thanh phát ra mất đi vẻ quyến rũ vốn có của các hiệu ứng chuyên nghiệp này. Nếu chỉ dùng reverb không hoặc delay không thì không ổn chút nào, 2 hiệu ứng này cần phải mix lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định, và các thông số của mỗi hiệu ứng phải được cài đặt thích hợp. Không phải tiếng delay , tiếng reverb nào của thiết bị nào dùng cũng cho ra hiệu quả giống nhau. Mà mỗi thiết bị sẽ có điểm đặc trưng, mỗi hiệu ứng trên cùng 1 thiết bị cũng cho ra âm thanh khác nhau. Ngay cả ca sĩ, muốn hát cho âm thanh hay, đẹp, họ vẫn cần cả tiếng delay và reverb, tùy theo bài nhạc, tùy theo không gian... tiếng effect vẫn có, nhiều hay ít mà thôi. Còn đối với đại đa số người hát karaoke thì tiếng delay sẽ cần với tỉ lệ cao hơn, so với tiếng reverb.
Trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tạo hiệu ứng effect: ít tiền 1 vài trăm $ cho đến hàng ngàn $, mỗi loại có những tính chất khác nhau, nên người sủ dụng muốn mua cần phải tham khảo thật kỹ đặc điểm tính năng, chất lượng, giá thành đầu tư trước khi quyết định

Và tiếng vang, vẫn là 1 yếu tố quan trọng để làm âm thanh karaoke được hay hơn

4 - Chế độ căn chỉnh âm lượng giữa phần lời và nhạc hợp lý, với tỉ lệ ưu tiên cho phần lời hát.

Vấn đề này được đặt ra khi mix phần lời hát và phần nhạc nền. Một tiếng hát quá to, phần nhạc quá nhỏ, hay ngược lại, đều làm cho tổng thể mất đi sự hài hòa. Nếu nhạc to, mic nhỏ, người hát sẽ rất mệt, nhạc nhỏ, mic to thì hát cũng rất chán. Vậy như thế nào là vừa ?
Thông thường , khi người hát, và người nghe sẽ có đặc điểm tâm lý khác nhau. Nếu người ngồi nghe cảm thấy vừa rồi, nghe như đĩa rồi, thì người hát sẽ cảm thấy giọng hát hơi nhỏ. Để cho người hát thấy thoải mái, hát nhẹ nhàng, không mệt, thì họ phải nghe rõ giọng hát của họ, dù khi hát ở nốt thấp nhất, nhỏ nhất.
Chế độ EQ cho phần nhạc cũng là vấn đề cần luu tâm. phần trung âm của nhạc nên giảm bớt, so với phần treble, và nhất là tiếng kick bass phải được thể hiện đầy đủ, chắc chắn để tạo nhịp. Tùy thuộc vào từng bài hát, thể loại, cách hòa âm mà mỗi bài có độ cân bằng các dải tàn số khác nhau. Có bài nhiều bass, bài thì nhiều treble, bài thì nhiều trung, ít bass ... Nhưng nguyên lý chung là các dải tần của nhạc không được che mất phần giọng hát

Trên đây là phân tích 1 chút về 4 yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng âm thanh hay cho hệ thống karaoke. Tuy nhiên , muốn đạt được nó, thì phải trải qua 1 vài trở ngại nữa về mặt kỹ thuật : đó là tiếng hú rít (lac-xen) và sự mất cân bằng âm lượng giữa phần lời hát và phần nhạc không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường.

Tiếng hú rít là rào cản kỹ thuật khiến cho chất lượng âm thanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào cấu hình hệ thống âm thanh, cách căn chỉnh, setup, cách bố trí loa, thiết kế nội thất, tiêu tán âm trong phòng ốc mà có thể mỗi phòng hát có 1 vấn đề hú rít khác nhau. Nhưng đặc điểm chung là hễ cứ nâng âm lượng micro, hay âm lượng tổng lên cho dễ hát, thì tiếng hú xuất hiện, nếu giảm bớt âm lượng, hay giảm bớt EQ trên các vị trí tương ứng để cho không còn hú rít thì tiếng hát lại trở nên nặng trịch, bí, tối ... Nhiều hệ thống bị vấn đề này rất nghiêm trọng , nhưng cũng hệ thống đó, ở không gian khác, lại không bị ảnh hưởng, hoặc mức độ ảnh hưởng ít hơn nhiều.
Biện pháp xử lý : nếu dùng EQ trên amply, hay trên mixer thì dường như không giải quyết được vấn đề. Bởi như đã nói trên, nếu giảm EQ, hay âm lượng thì âm thanh của micro lại mất rất nhiều, hát rất mệt. Do dải tần của mỗi nút EQ có băng thông rất rộng, khi giảm , ta sẽ giảm luôn cả những tần số không gây hú rít, nên làm chất lượng âm thanh xấu đi quá nhiều. Bởi vậy có nhiều phương pháp để xử lý tương đối triệt để : sắp xếp lại hướng loa, thay đổi loại loa, căn chỉnh lại hệ thống... nhưng hiệu quả nhất vẫn là dùng EQ pro dạng Graphic, 15 band hay tốt hơn là 31 band, cắt hú rít sẽ tốt hơn nhiều. Cách đấu nối thì tùy thuộc vào hệ thống mà ta đưa vào từng vị trí insert hay line cho phù hợp.
Trên thực tế, tiếng hú rít có thể xảy ra ở các dải tần từ 80Hz ~ 10KHz, nên để xác định chính xác dải tần nào bị hú rít thì dùng thiết bị đo chuyên dụng (chính xác nhất) hoặc dựa vào kinh nghiệm đôi tai (chính xác nhì) hoặc chỉnh bừa (chính xác bét). Cũng chính vì chỉnh bừa nên nhiều người có EQ mà vẫn không xử lý được tí nào vấn đề hú rít, mà trái lại còn làm âm thanh xấu tệ hơn. Hoặc dùng không đến nơi đến chốn, EQ cắt đúng tần số hú rít, nhưng cắt quá mức, làm cho đáp tuyến bị "lẹm" , âm thanh lại bị thiếu ở dài tần đó... Nên nhiều người ngại dùng EQ, hoặc không dám dùng EQ là vì vây. Một chiếc EQ tốt, không những không làm giảm chất lượng âm thanh chung, mà trái lại, nó còn giúp cho hệ thống đạt được sự cân bằng đáp tuyến, bổ sung hay cắt gọt những điểm cộng hưởng xấu, và thực sự EQ để cải thiện âm thanh, nhất là với không gian karaoke. Dùng EQ đúng, chi phí bỏ ra thấp hơn nhiều so với việc phải cải tạo lại hệ thống tiêu tán âm, thay đổi loa, công suất, và vấn đề quan trọng hơn, không tính được bằng tiền, là cơ sở kinh doanh bị mất khách, mất uy tín, khi có một chất lượng âm thanh tệ . Một khi đã mất đi thì Vấn đề lấy lại uy tín bao giờ cũng khó hơn rất nhiều

Cùng với tiếng hú rít thì sự mất cân bằng âm thanh giữa phần lời và nhạc cũng gây ảnh hưởng, tuy không quá lớn. Tren thị trường có một thiết bị chuyên nghiệp để hạn chế vấn đề này, đó chính là compressor/limiter., gọi tắt là comp
Comp sẽ giúp cân bằng âm lượng một cách tự động, giúp cho tín hiệu tổng thể trở nên hài hòa hơn, dày dặn hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên dùng comp không đúng , sẽ gây ra vấn đề ảnh hưởng lớn đến chất lượng hệ thống. Cùng với EQ, thì comp cũng là 1 con dao 2 lưỡi, nếu biết sử dụng, hoặc có cách sử dụng vận hành đúng, thì chất lượng âm thanh sẽ rất tốt. Hiện nay, việc áp dụng các thiết bị Pro vào hệ thống karaoke kinh doanh, dù dùng amply karaoke truyền thống, hay dùng mixer + effect rời chuyên nghiệp đều đem lại hiệu quả rất cao, đảm bảo tối ưu hóa khả năng xư lý tín hiệu, nâng cao hệ số an toàn cho bộ loa, công suất.Thật nhiều ưu điểm để mang lại hiệu quả cao so với cùng một tầm tiền đầu tư.

Môt vài dòng nói trên thực sự chưa nhiều, mà chỉ là các thông tin khái quát nhất, cơ bản nhất , để nhận định và đánh giá về CHẤT LƯỢNG của âm thanh karaoke dành cho các cơ sở kinh doanh. Để đi sâu phân tích mổ xẻ thêm nữa thì e rằng trong khuôn khổ bài viết này không thể đủ được. Bởi còn rất nhiều các vấn đề có liên quan, góp phần đến sự thành công hay thất bại của cơ sở kinh doanh. Nhưng có thể khẳng định được rằng, với đại đa số các cơ sở kinh doanh chân chính thì chất lượng âm thanh là vấn đề quan trọng nhất, mặc dù tiêu tốn không nhiều tiền bằng đầu tư cở sở vật chất, trang trí, nội ngoại thất...