Hai dòng loa di động X6 và X9 là kết tinh 70 năm kinh nghiệm của Onkyo trong lĩnh vực âm thanh với một tiêu chuẩn được gọi riêng là Pure Sound. Pure Sound được Onkyo mô tả như một tiêu chuẩn cho các thiết bị của hãng, đảm bảo đem tới âm thanh trong sạch, tự nhiên.
Đầu tiên là dòng X6 với thân vỏ được làm từ nhôm đúc có độ vững chắc rất tốt, được cho là có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng biến dạng âm thanh do cộng hưởng và rung chấn. Đây chính là cơ sở giúp cho Onkyo tự tin rằng âm thanh của loa đem lại là pure.
Onkyo X6 sử dụng 2 củ loa toàn dải cỡ 45mm kết hợp với 2 bộ cộng hưởng âm trầm thụ động cỡ 76mm ở hai đầu, nhằm có được dải bass mạnh mẽ mà vẫn giữ được tổng thể cân bằng. Bên trong loa còn có pin dung lượng 2.200mAh, cho phép sử dụng khoảng 8 giờ nghe nhạc sau mỗi lần sạc, và thậm chí cũng có thể sạc cho điện thoại di động. Khi kết nối với smartphone qua Bluetooth thì bộ loa này có thể kích hoạt tính năng đàm thoại rảnh tay nếu có cuộc gọi đến, nhờ micro có độ nhạy cao đi kèm.
Dòng Onkyo X9 được định vị cao hơn, đạt tiêu chuẩn Hi-Res Audio với việc đáp ứng dải tần âm thanh 57–40.000kHz. Bên cạnh Bluetooth thì dòng loa này cũng có thêm giao tiếp tần gần NFC để việc kết nối với smartphone dễ dàng hơn, và pin tích hợp cho thời lượng sử dụng khoảng 10 giờ.
Cấu hình âm thanh của loa X9 cũng được cải tiến rõ rệt, với 2 củ loa tweeter 25mm kết hợp cùng 2 củ loa mid-bass 50mm, và có sự hỗ trợ của 2 bộ cộng hưởng âm trầm thụ động cỡ 89mm. Onkyo cũng đưa vào tới 4 mạch ampli Class D công suất tối đa 10watt để phát huy được hết tiềm năng của hệ thống khá đồ sộ này.
Loa Onkyo X9 giá 300USD, còn giá dự kiến dành cho Onkyo X6 ở khoảng 239USD.
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016
Đĩa nhạc "bay" của Mag-Lev
Sẽ ra sao nếu bạn kết hợp mâm đĩa truyền thống với những công nghệ hiện đại nhất mà con người nghĩ ra? Hãy ngắm nhìn sản phẩm ngàn đô mới nhất của Mag-Lev dưới đây để biết!
Chiếc mâm đĩa siêu thời trang này có phần mâm xoay “bay” lơ lửng cách đế vài cm mà vẫn có thể hoạt động như bất kì mâm đĩa nào khác. Chẳng có ma thuật gì mà chính là những cục nam châm điện, giúp nó vừa bay mà vừa xoay được theo đúng tốc độ mong muốn.
Khi sử dụng, người dùng có thể tùy chỉnh tốc độ xoay, và tonearm thì tự động hạ thấp xuống đĩa chỉ với 1 nút bấm. Phía dưới mâm xoay còn có 1 vòng tròn gắn đèn LED màu cam làm điểm nhấn và bộ chân chống để mâm xoay “nghỉ ngơi” khi không sử dụng.
Mag-Lev đã tính tới trường hợp bị mất điện bằng cách trang bị cho mâm đĩa bay một viên pin dự phòng, giúp nó nhanh chóng chuyển sang chế độ an toàn và “hạ cánh” phần mâm xoay xuống giá đỡ một cách nhẹ nhàng, tránh những tổn thất không đáng có.
Mag-Lev dự kiến sẽ mang chiếc mâm đĩa này ra thị trường vào tháng 9 năm 2017.
Chiếc mâm đĩa siêu thời trang này có phần mâm xoay “bay” lơ lửng cách đế vài cm mà vẫn có thể hoạt động như bất kì mâm đĩa nào khác. Chẳng có ma thuật gì mà chính là những cục nam châm điện, giúp nó vừa bay mà vừa xoay được theo đúng tốc độ mong muốn.
Khi sử dụng, người dùng có thể tùy chỉnh tốc độ xoay, và tonearm thì tự động hạ thấp xuống đĩa chỉ với 1 nút bấm. Phía dưới mâm xoay còn có 1 vòng tròn gắn đèn LED màu cam làm điểm nhấn và bộ chân chống để mâm xoay “nghỉ ngơi” khi không sử dụng.
Mag-Lev đã tính tới trường hợp bị mất điện bằng cách trang bị cho mâm đĩa bay một viên pin dự phòng, giúp nó nhanh chóng chuyển sang chế độ an toàn và “hạ cánh” phần mâm xoay xuống giá đỡ một cách nhẹ nhàng, tránh những tổn thất không đáng có.
Mag-Lev dự kiến sẽ mang chiếc mâm đĩa này ra thị trường vào tháng 9 năm 2017.
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016
Thương hiệu Marten Design Audio tại triển lãm Vietnam Hi-end Show 2016
Marten Design có đam mê âm nhạc cùng mơ ước vươn ra khắp thế giới bằng triết lý tạo ra những sản phẩm “tốt nhất trong nhiều mức giá”.
Trong thời niên thiếu của mình Leif Marten Olofsson đã bắt đầu dành thời gian rảnh rỗi của mình vào việc thiết kế loa trong gara xe của ông. Theo học và tốt nghiệp thành một kĩ sư điện tử, trong nhiều năm, ông đã tạo ra nhiều phiên bản loa của riêng mình. Tuy nhiên điều đó đã không còn được tiếp tục khi đến giữa thập niên 90, ông đã lần đầu tiên phát minh ra loa tép Accuton màng gốm tinh khiết, và ông nhận ra rằng ông có thể tạo ra một cái gì đó thật khác biệt.
Ba anh em: Jörgen Olofsson – Giám đốc tài chính, Leif Olofsson – thiết kế trưởng và sáng lập và Lars Olofsson – Giám đốc nghệ thuật.
Các nón gốm tinh khiết được sản xuất một cách nghiêm ngặt, cho ra âm thanh hoàn toàn sạch sẽ. Ông cảm thấy những bản thu âm nghe chi tiết hơn bao giờ hết, kèm theo độ động tự nhiên lớn và tốc độ rất tốt. Ông cho rằng đây là sản phẩm tốt nhất trong số những sản phẩm đã từng thử trong những năm qua.
Leif đã cố gắng thử kết hợp các củ loa bass từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhưng các loa treble Accuton lại quá nhanh so với các loa bass, vốn hoạt động chậm hơn nhiều. Leif cũng không muốn hãm tốc độ của chúng, vì ông biết điều này sẽ làm giảm đi độ động tự nhiên. Ông còn cố gắng sử dụng một crossover được thiết kế riêng để phù hợp với những màng loa bass có tốc độ chậm. Tuy nhiên, âm thanh đem lại từ những sáng tạo của ông chưa đạt được độ tinh khiết mà ông mong muốn.
Đây là phiên bản Coltrane đầu tiên, bước ngoặt quan trọng nhất làm nên danh tiếng của Marten.
Các giải pháp cho những vấn đề của ông đã xuất hiện khi ông sử dụng các màng loa bass được làm từ gốm tinh khiết. Đây chính là khoảnh khắc mà loa Marten đầu tiên ra đời. Đó là một cặp loa cột 2 đường tiếng, gồm 1 củ loa bass và một củ loa treble, Leif đặt tên cho nó mà Mingus. Các sản phẩm tiếp theo lớn hơn, là loa cột 2,5 đường tiếng, mà ông gọi tên là Miles. Hiện tại là phiên bản thứ 5 và Miles vẫn còn tới ngày nay.
Tiếp sau Mingus và Miles là Monk. Đây là bước đột phá của loa Marten. Nó đã nhận được những bài reviews “giật gân” trên những tạp chí hi-fi hàng đầu Bắc Âu. Thắng lợi này làm cho công ty được chú ý và giúp nó phát triển.
Một triết lý thiết kế của Marten là tái tạo, cố gắng giữ lại nguyên vẹn, để truyền tải chất lượng và giá trị ban đầu vốn có của bản thu – tất cả những trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời mà người mê nhạc trân trọng trên đĩa CD và Vinyl.
Các nhà sáng chế của Marten mang theo truyền thống của người Thụy Điển, tức là ưu tiên tính năng, chất lượng sản phẩm hơn hình thức bên ngoài. Bạn sẽ không tìm được một chi tiết sặc sỡ không cần thiết trên loa Marten. Mỗi chi tiết nhỏ đều có một lý do hiện diệu của nó, tất cả đều nhằm mang đến những trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời cho người nghe. Tính thực tiễn cũng là một nhân tố lớn được xét đến khi thiết kế, để người nghe có thể tận hưởng âm nhạc trong một không gian sống bình thường chứ không phải xây dựng riêng một không gian đặc biệt dành cho nghe nhạc.
Coltrane Supreme 2 – một trong những hệ thống tuyệt vời nhất của hãng
Vào đầu những năm 2000, Marten bắt đầu phát triển những loa 3 đường tiếng đầu tiên của mình. Model đầu bảng Coltrane được giới thiệu với thế giới vào năm 2003. Ở Coltrane, tweeter bằng gốm tinh khiết đã được thay bằng một thứ tốt hơn hẳn – kim cương tinh khiết. Các củ loa được làm bằng hỗn hợp sợi carbon kết hợp với composite, một vật liệu công nghệ cao vô cùng bền bỉ và rắn chắc. Các vật liệu đã được chọn và thử nghiệm rộng rãi để mang đến những kết quả tuyệt vời khi kết hợp với kim cương, gốm.
Các loa Coltrane làm Marten trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Sau đó là thời gian để họ xem xét lại những model trong quá khứ và rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu. Những tác phẩm kinh điển được tu sửa lại và trở thành di sản.
Đây là màng loa bằng nón gốm tinh khiết và nón kim cương tinh khiết trên Coltrane Supreme
Năm 2006, Marten giới thiệu hệ thống loa mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của họ, Coltrane Supreme. Họ cùng với 4 nhà sản xuất âm thanh khác, tạo thành một liên doanh Thụy Điển ấn tượng. Đó là một siêu hệ thống mang tầm thế giới khi mà “chi phí không còn là vấn đề”, nó đã làm cho tên tuổi của Marten trở nên lớn mạnh hơn nữa.
Năm 2007 Marten đã có một cải tổ thương hiệu để hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với các thiết kế mới. Tên được đổi từ Marten Design thành Marten để cho ngắn gọn hơn.
Kể từ đó, Marten vẫn tiếp tục thành công lớn với các phiên bản Coltrane, và một bất ngờ lớn vào năm 2012 thì model Django XL được ra mắt. Đó là một cặp loa cột lớn 3 đường tiếng, với một mức giá thấp đáng ngạc nhiên.
Năm 2012, Marten bắt đầu nghiên cứu dùng một thương hiệu tweeter mới, sửu dụng vật liệu là nón gốm tinh khiết, gọi là CELL. Điều này bắt đầu một bước phát triển rất lớn về kĩ thuật, dẫn đến việc ra đời của model Coltrane Supreme 2 vào năm 2014.
Trong một liên doanh với Accuton, họ tạo ra Coltrane Supreme 2 và cho thấy CELL đã làm sống dậy những crossover được thiết kế ở những buổi đầu tiên. Các củ loa CELL đều có một âm thanh giống hệt nhau, một kĩ thuật chuyển giao thời gian hòan hảo và sự liền lạc về vấn đề pha. Họ sử dụng các bản thu âm trong studio để làm tư liệu chân thật nhất cho công việc thiết kế của họ. Và khi các bản thu âm được phát lại trong studio bằng hệ thống Coltrane Supreme, thì người ta không thấy có sự khác biệt so với khi biểu diễn trực tiếp.
Củ loa CELL trên Coltrane 3
Năm 2015, Coltrene 3 được ra đời bằng việc sử dụng củ loa CELL cao cấp và crossover như của Supreme 2. Kết quả là một hệ thống loa 3 đường tiếng tuyệt đẹp và mang đến trải nghiệm nghe nhạc đáng kinh ngạc.
Hiện nay, Marten đã đạt được mục tiêu là trở thành một trong các nhà sản xuất loa cao cấp lớn trên thế giới. Thông qua những sáng chế xuất sắc, nghiên cứu và sử dụng các nón kim cương tinh khiết, gốm tinh khiết. Marten đã hiện diện ở khoảng 30 quốc gia. Qua trình tạo nên Marten là niềm đam mê âm nhạc vượt thời gian, đó là niềm đam mê mang đến sự hài lòng cùng những trải nghiệm nghe tuyệt vời của khách hàng trong chính ngôi nhà của họ. Đó là niềm động lực lớn nhất của Marten phát triển.
Hiện các sản phẩm của Marten đã được phân phối chính thức tại Việt Nam, và sẽ xuất hiện tại Vietnam High-end Show 12/2016 tại Hà Nội.
Các dòng sản phẩm của Marten:
Trong thời niên thiếu của mình Leif Marten Olofsson đã bắt đầu dành thời gian rảnh rỗi của mình vào việc thiết kế loa trong gara xe của ông. Theo học và tốt nghiệp thành một kĩ sư điện tử, trong nhiều năm, ông đã tạo ra nhiều phiên bản loa của riêng mình. Tuy nhiên điều đó đã không còn được tiếp tục khi đến giữa thập niên 90, ông đã lần đầu tiên phát minh ra loa tép Accuton màng gốm tinh khiết, và ông nhận ra rằng ông có thể tạo ra một cái gì đó thật khác biệt.
Ba anh em: Jörgen Olofsson – Giám đốc tài chính, Leif Olofsson – thiết kế trưởng và sáng lập và Lars Olofsson – Giám đốc nghệ thuật.
Các nón gốm tinh khiết được sản xuất một cách nghiêm ngặt, cho ra âm thanh hoàn toàn sạch sẽ. Ông cảm thấy những bản thu âm nghe chi tiết hơn bao giờ hết, kèm theo độ động tự nhiên lớn và tốc độ rất tốt. Ông cho rằng đây là sản phẩm tốt nhất trong số những sản phẩm đã từng thử trong những năm qua.
Leif đã cố gắng thử kết hợp các củ loa bass từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhưng các loa treble Accuton lại quá nhanh so với các loa bass, vốn hoạt động chậm hơn nhiều. Leif cũng không muốn hãm tốc độ của chúng, vì ông biết điều này sẽ làm giảm đi độ động tự nhiên. Ông còn cố gắng sử dụng một crossover được thiết kế riêng để phù hợp với những màng loa bass có tốc độ chậm. Tuy nhiên, âm thanh đem lại từ những sáng tạo của ông chưa đạt được độ tinh khiết mà ông mong muốn.
Đây là phiên bản Coltrane đầu tiên, bước ngoặt quan trọng nhất làm nên danh tiếng của Marten.
Các giải pháp cho những vấn đề của ông đã xuất hiện khi ông sử dụng các màng loa bass được làm từ gốm tinh khiết. Đây chính là khoảnh khắc mà loa Marten đầu tiên ra đời. Đó là một cặp loa cột 2 đường tiếng, gồm 1 củ loa bass và một củ loa treble, Leif đặt tên cho nó mà Mingus. Các sản phẩm tiếp theo lớn hơn, là loa cột 2,5 đường tiếng, mà ông gọi tên là Miles. Hiện tại là phiên bản thứ 5 và Miles vẫn còn tới ngày nay.
Tiếp sau Mingus và Miles là Monk. Đây là bước đột phá của loa Marten. Nó đã nhận được những bài reviews “giật gân” trên những tạp chí hi-fi hàng đầu Bắc Âu. Thắng lợi này làm cho công ty được chú ý và giúp nó phát triển.
Một triết lý thiết kế của Marten là tái tạo, cố gắng giữ lại nguyên vẹn, để truyền tải chất lượng và giá trị ban đầu vốn có của bản thu – tất cả những trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời mà người mê nhạc trân trọng trên đĩa CD và Vinyl.
Các nhà sáng chế của Marten mang theo truyền thống của người Thụy Điển, tức là ưu tiên tính năng, chất lượng sản phẩm hơn hình thức bên ngoài. Bạn sẽ không tìm được một chi tiết sặc sỡ không cần thiết trên loa Marten. Mỗi chi tiết nhỏ đều có một lý do hiện diệu của nó, tất cả đều nhằm mang đến những trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời cho người nghe. Tính thực tiễn cũng là một nhân tố lớn được xét đến khi thiết kế, để người nghe có thể tận hưởng âm nhạc trong một không gian sống bình thường chứ không phải xây dựng riêng một không gian đặc biệt dành cho nghe nhạc.
Coltrane Supreme 2 – một trong những hệ thống tuyệt vời nhất của hãng
Vào đầu những năm 2000, Marten bắt đầu phát triển những loa 3 đường tiếng đầu tiên của mình. Model đầu bảng Coltrane được giới thiệu với thế giới vào năm 2003. Ở Coltrane, tweeter bằng gốm tinh khiết đã được thay bằng một thứ tốt hơn hẳn – kim cương tinh khiết. Các củ loa được làm bằng hỗn hợp sợi carbon kết hợp với composite, một vật liệu công nghệ cao vô cùng bền bỉ và rắn chắc. Các vật liệu đã được chọn và thử nghiệm rộng rãi để mang đến những kết quả tuyệt vời khi kết hợp với kim cương, gốm.
Các loa Coltrane làm Marten trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Sau đó là thời gian để họ xem xét lại những model trong quá khứ và rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu. Những tác phẩm kinh điển được tu sửa lại và trở thành di sản.
Đây là màng loa bằng nón gốm tinh khiết và nón kim cương tinh khiết trên Coltrane Supreme
Năm 2006, Marten giới thiệu hệ thống loa mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của họ, Coltrane Supreme. Họ cùng với 4 nhà sản xuất âm thanh khác, tạo thành một liên doanh Thụy Điển ấn tượng. Đó là một siêu hệ thống mang tầm thế giới khi mà “chi phí không còn là vấn đề”, nó đã làm cho tên tuổi của Marten trở nên lớn mạnh hơn nữa.
Năm 2007 Marten đã có một cải tổ thương hiệu để hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với các thiết kế mới. Tên được đổi từ Marten Design thành Marten để cho ngắn gọn hơn.
Kể từ đó, Marten vẫn tiếp tục thành công lớn với các phiên bản Coltrane, và một bất ngờ lớn vào năm 2012 thì model Django XL được ra mắt. Đó là một cặp loa cột lớn 3 đường tiếng, với một mức giá thấp đáng ngạc nhiên.
Năm 2012, Marten bắt đầu nghiên cứu dùng một thương hiệu tweeter mới, sửu dụng vật liệu là nón gốm tinh khiết, gọi là CELL. Điều này bắt đầu một bước phát triển rất lớn về kĩ thuật, dẫn đến việc ra đời của model Coltrane Supreme 2 vào năm 2014.
Trong một liên doanh với Accuton, họ tạo ra Coltrane Supreme 2 và cho thấy CELL đã làm sống dậy những crossover được thiết kế ở những buổi đầu tiên. Các củ loa CELL đều có một âm thanh giống hệt nhau, một kĩ thuật chuyển giao thời gian hòan hảo và sự liền lạc về vấn đề pha. Họ sử dụng các bản thu âm trong studio để làm tư liệu chân thật nhất cho công việc thiết kế của họ. Và khi các bản thu âm được phát lại trong studio bằng hệ thống Coltrane Supreme, thì người ta không thấy có sự khác biệt so với khi biểu diễn trực tiếp.
Củ loa CELL trên Coltrane 3
Năm 2015, Coltrene 3 được ra đời bằng việc sử dụng củ loa CELL cao cấp và crossover như của Supreme 2. Kết quả là một hệ thống loa 3 đường tiếng tuyệt đẹp và mang đến trải nghiệm nghe nhạc đáng kinh ngạc.
Hiện nay, Marten đã đạt được mục tiêu là trở thành một trong các nhà sản xuất loa cao cấp lớn trên thế giới. Thông qua những sáng chế xuất sắc, nghiên cứu và sử dụng các nón kim cương tinh khiết, gốm tinh khiết. Marten đã hiện diện ở khoảng 30 quốc gia. Qua trình tạo nên Marten là niềm đam mê âm nhạc vượt thời gian, đó là niềm đam mê mang đến sự hài lòng cùng những trải nghiệm nghe tuyệt vời của khách hàng trong chính ngôi nhà của họ. Đó là niềm động lực lớn nhất của Marten phát triển.
Hiện các sản phẩm của Marten đã được phân phối chính thức tại Việt Nam, và sẽ xuất hiện tại Vietnam High-end Show 12/2016 tại Hà Nội.
Các dòng sản phẩm của Marten:
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016
2 mẫu tai nghe thể thao hợp tác sản xuất giữa JBL và Under Armour
JBL và Under Armour đã từng hợp tác để ra mắt hai mẫu tai nghe UA Headphones Wireless Heart Rate và UA Headphones Wireless, và họ mới đây lại tiếp tục cùng nhau phát triển những phiên bản nâng cấp của chúng có tên UA Sport Wireless Heart Rate và UA Sport Wireless.
Hỗ trợ Bluetooth 4.0
Hỗ trợ JBL Signature Sound, PureBass
Hỗ trợ công nghệ Twistlock chống rơi
Chống nước, mồ hôi IPX5 với lớp phủ nano
Ba phím điều khiển cho smartphone
Hoạt động liên tiếp trong 8 giờ
Trên thân tai nghe có 1 phím cảm ứng để kiểm tra nhanh nhịp tim, nhưng nếu được kết hợp với hệ thống các sản phẩm của UE thì độ tiện dụng còn cao hơn nhiều, ví dụ như chiếc vòng đeo tay thông minh UA Band với màn hình LED nhỏ.
Phím cảm ứng để kiểm tra nhịp tim
Theo dõi nhịp tim, thông báo bằng âm thanh và nhiều tính năng khác thông qua UA Record
Hỗ trợ Bluetooth 4.1
Hỗ trợ JBL Signature Sound, PureBass
Hỗ trợ công nghệ Twistlock chống rơi
Ba phím điều khiển cho smartphone
Chống nước, mồ hôi IPX5 với lớp phủ nano
Hoạt động liên tiếp trong 5 giờ
Cả hai sản phẩm đều có những công nghệ tối ưu nhất của UA và JBL, ví dụ như Twistlock để tránh rơi trong khi vận động và lớp phủ Flexsoft cho cảm giác đeo dễ chịu hơn. Người dùng khi mua hai sản phẩm này sẽ được tặng kèm gói thành viên MapMyRun Premium trong vòng 12 tháng trị giá $29.99, hỗ trợ theo dõi, phân tích hơn 600 kiểu hoạt động khác nhau.
UA Sport Wireless Heart Rate và UA Sport Wireless sẽ sớm lên kệ từ ngày 30/10/2016 tại Mỹ với giá lần lượt là $200 và $150.
UA Sport Wireless
Tai nghe này không có khả năng đọc nhịp tim người dùng, nhưng lại có phần eartip đặc biệt, nhỏ hơn 35% so với trước đó để phù hợp với vành tai người dùng hơn. Ngoài ra, UA Sport Wireless còn hỗ trợ kiểu thiết kế ear tip 2 miếng, cho phép đặt vào lỗ tai một cách chắc chắn hơn.Thông số UA Sport Wireless:
Thiết kế vừa vặn tuyệt hảo với 15 cách kết hợp nút tai khác nhauHỗ trợ Bluetooth 4.0
Hỗ trợ JBL Signature Sound, PureBass
Hỗ trợ công nghệ Twistlock chống rơi
Chống nước, mồ hôi IPX5 với lớp phủ nano
Ba phím điều khiển cho smartphone
Hoạt động liên tiếp trong 8 giờ
Sport Wireless Heart Rate
Được tạo ra để phục vụ nhu cầu nghe nhạc chất lượng cao cho những người dùng ưa thể thao, UA Sport Wireless Heart Rate có thiết kế vô cùng chắc chắn, chống nước và mồ hôi theo tiêu chuẩn IPx5 và cảm biến nhịp tim tích hợp sẵn, hoạt động liên tục trong quá trình sử dụng để các vân động viên có thể theo dõi một cách dễ dàng.Trên thân tai nghe có 1 phím cảm ứng để kiểm tra nhanh nhịp tim, nhưng nếu được kết hợp với hệ thống các sản phẩm của UE thì độ tiện dụng còn cao hơn nhiều, ví dụ như chiếc vòng đeo tay thông minh UA Band với màn hình LED nhỏ.
Thông số UA Sport Wireless Heart Rate:
Cảm biến nhịp tim tích hợp sẵnPhím cảm ứng để kiểm tra nhịp tim
Theo dõi nhịp tim, thông báo bằng âm thanh và nhiều tính năng khác thông qua UA Record
Hỗ trợ Bluetooth 4.1
Hỗ trợ JBL Signature Sound, PureBass
Hỗ trợ công nghệ Twistlock chống rơi
Ba phím điều khiển cho smartphone
Chống nước, mồ hôi IPX5 với lớp phủ nano
Hoạt động liên tiếp trong 5 giờ
Cả hai sản phẩm đều có những công nghệ tối ưu nhất của UA và JBL, ví dụ như Twistlock để tránh rơi trong khi vận động và lớp phủ Flexsoft cho cảm giác đeo dễ chịu hơn. Người dùng khi mua hai sản phẩm này sẽ được tặng kèm gói thành viên MapMyRun Premium trong vòng 12 tháng trị giá $29.99, hỗ trợ theo dõi, phân tích hơn 600 kiểu hoạt động khác nhau.
UA Sport Wireless Heart Rate và UA Sport Wireless sẽ sớm lên kệ từ ngày 30/10/2016 tại Mỹ với giá lần lượt là $200 và $150.
Chữ in trên iPhone 7 Jet Black dễ bong tróc
Phần lớn người dùng đều đang cố tìm kiếm phiên bản Jet Black của cặp đôi iPhone 7 và 7 Plus, nhưng ngoài vấn đề dễ xước ra thì nó còn gặp phải những nghi vấn khác xung quanh chất lượng gia công sản phẩm.
Một số người dùng nói rằng, dòng chữ iPhone và các thông tin được in phía mặt lưng của iPhone 7 và 7 Plus đen bóng có thể bị bong tróc dễ dàng nếu họ dán miếng dán bảo vệ lên và bóc nó ra. Một chủ nhân của chiếc iPhone 7 phiên bản Plus Jet Black còn đăng tải đoạn video chứng minh điều này là có thật lên Youtube.
Chiếc iPhone 7 Plus trong hình trên ban đầu được dán một miếng dán bảo vệ trong suốt, và trong quá trình bóc nó ra, chúng ta có thể thấy rõ dòng chữ iPhone đã bị bong ra theo miếng dán. Vấn đề này xảy ra với nhiều loại miếng dán bảo vệ khác, tức là lỗi nằm ở khâu gia công sản phẩm, do hãng Apple đã sử dụng công nghệ in kém chứ không phải lỗi của người dùng.
Chúng ta có thể thấy rõ chữ iPhone và các thông tin dính trên miếng dán.
Nhiều người chỉ trích hãng Apple vì đang quá coi thường người dùng bởi ra mắt phiên bản màu mới vừa dễ xước mà còn “in đểu”, trong khi một số người dùng khác thì hài hước cho rằng đây là một “tính năng”, vì nó cho phép người dùng xóa bỏ dòng thông tin xấu xí trên lưng máy.
Về phía hãng Apple, tất nhiên vẫn sẽ giữ im lặng và cố gắng để giải quyết (hoặc không?) một cách yên ắng, tránh gây ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ vốn đang “sốt sình sịch”.
Một số người dùng nói rằng, dòng chữ iPhone và các thông tin được in phía mặt lưng của iPhone 7 và 7 Plus đen bóng có thể bị bong tróc dễ dàng nếu họ dán miếng dán bảo vệ lên và bóc nó ra. Một chủ nhân của chiếc iPhone 7 phiên bản Plus Jet Black còn đăng tải đoạn video chứng minh điều này là có thật lên Youtube.
Chiếc iPhone 7 Plus trong hình trên ban đầu được dán một miếng dán bảo vệ trong suốt, và trong quá trình bóc nó ra, chúng ta có thể thấy rõ dòng chữ iPhone đã bị bong ra theo miếng dán. Vấn đề này xảy ra với nhiều loại miếng dán bảo vệ khác, tức là lỗi nằm ở khâu gia công sản phẩm, do hãng Apple đã sử dụng công nghệ in kém chứ không phải lỗi của người dùng.
Chúng ta có thể thấy rõ chữ iPhone và các thông tin dính trên miếng dán.
Nhiều người chỉ trích hãng Apple vì đang quá coi thường người dùng bởi ra mắt phiên bản màu mới vừa dễ xước mà còn “in đểu”, trong khi một số người dùng khác thì hài hước cho rằng đây là một “tính năng”, vì nó cho phép người dùng xóa bỏ dòng thông tin xấu xí trên lưng máy.
Về phía hãng Apple, tất nhiên vẫn sẽ giữ im lặng và cố gắng để giải quyết (hoặc không?) một cách yên ắng, tránh gây ảnh hưởng tới lượng tiêu thụ vốn đang “sốt sình sịch”.
Thương hiệu Nordost tại triển lãm Việt Nam Hi-end 2016
Mời bạn cùng tìm hiểu xem hãng thiết bị âm thanh Nordost có những gì để tạo nên vị thế và danh tiếng của họ ở phần hậu trường những hệ thống Hi-End.
Đầu tiên là dây dẫn Nordost Odin 2 trong một bộ dàn Hi-End.
Nordost là một trong số ít những hãng thiết bị điện cho âm thanh xây dựng được một hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh nhất, cung cấp nguồn điện mạnh mẽ, thuần khiết, làm tiền đề cho những màn trình diễn tuyệt vời. Sự hoàn chỉnh về cơ cấu sản phẩm của Nordost không chỉ thể hiện ở số lượng, mà còn ở phân khúc sản phẩm khi chúng bao phủ toàn bộ các phân khúc từ hifi phổ thông cho đến hi-end cao cấp. Những hiệu quả quan trọng nhất mà những thiết bị điện của Nordost đem lại đó là năng lượng dồi dào, tuôn chảy rất dễ nhận ra trong các màn trình diễn, sân khấu âm thanh được mở rộng hoàn toàn cả về phần âm thanh lẫn phần âm hình, có chiều sâu và không gian rộng hơn, âm thanh cực chính xác và rất chi tiết cùng với độ tĩnh rất cao.
Đây là dây dẫn Nordost Odin 2
Đầu tiên phải kể đến hệ thống dây dẫn, nhóm sản phẩm quan trọng nhất của Nordost, đóng vai trò chủ đạo làm nên tên tuổi của hãng. Ở mỗi series sản phẩm đều gồm đầy đủ các kiểu dây trong audio: dây nguồn, dây tín hiệu, dây loa, dây jumper, dây HDMI, dây tín hiệu loa sub, dây ethernet, dây usb, dây tai nghe… Dây dẫn của Nordost được chia thành 4 series, gồm có:
Norse 2 – gồm có 3 model Heimdall 2, Frey 2, Tyr 2. Có một đặc điểm là từ dòng Norse 2 trở lên, Nordost đặt tên cho những sản phẩm dây dẫn của mình theo tên những vị thần trong thần thoại Bắc Âu. Đây là dòng dây ở phân khúc trung và cao cấp, sử dụng cho những dàn Hi-End có mức chi phí đầu tư không quá đắt đỏ nhưng vẫn mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc, với những đặc trưng mang dấu ấn Nordost đậm chất đó âm thanh rộng mở và có độ chi tiết rất cao.
Đây là dây dẫn Tyr 2 – thuộc sereis Norse 2:
Leif – dòng dây dẫn phổ thông với 5 model từ thấp đến cao được đặt tên theo màu sắc sản phẩm lần lượt có White Lightning, Purple Flare, Blue Heaven, Red Down. Đây là dòng dây dẫn hướng đến phân khúc phổ thông với mức giá khá dễ chịu tuy nhiên chất lượng vẫn cho thấy vượt trội nếu đem so sánh ở cùng tầm giá.
Đây là dây loa Red Dawn, model cao nhất trong Leif Series của Nordost:
Vallhala 2 – model dây dẫn Hi-End của Nordost với chất lượng cao cấp cả ở âm thanh và kỹ thuật chế tác.
Đây là dây dẫn Hi-End Nordost Valhalla 2:
Odin 2 – đây là sản phẩm đỉnh cao của Nordost và cũng là một trong những dây dẫn âm thanh hàng đầu thế giới. Lõi dây được sản xuất từ đồng tinh khiết 99.999999% và có tốc độ truyền dẫn tương đương 98% tốc độ ánh sáng. Nó cùng với Vallhala 2 tạo nên chỗ đứng đầy quyền lực của Nordost trong làng dây dẫn hi-end cho audio, Được sử dụng cho những bộ dàn siêu khủng, xuất hiện ở khắp các triển lãm hi-end lớn trên thế giới. Dĩ nhiên mức giá của nó cũng thuộc hàng top.
Đây là Valhalla 2 và Odin 2 kết hợp tạo nên hệ thống dây dẫn đắt nhất Việt Nam, lên tới 5 tỷ đồng:
Tiếp đến, một nhóm sản phẩm khác cũng góp phần làm nên tên tuổi của hãng đó là hệ thống ổ cắm chia điện, lọc điện, nhóm này tạo nên một hệ thống thiết bị xử lý nguồn hoàn chỉnh với hiệu quả gần như là tuyệt đối. Gồm có:
Ổ cắm chia điện QB8 II, ổ cắm này mang lại hiệu quả xử lý điện đến mức, đã có những triển lãm âm thanh, nó được sử dụng trong hầu hết các phòng nghe.
Dây nguồn Odin 2 kết hợp cùng ổ cắm QB8, lọc điện Qv2, Qk1:
Lọc điện QX4, Lọc điện QX2:
Ổ Cắm chia điện QB4 II:
Ổ cắm chia điện QB6 II:
Lọc điện Qv2, Qk1:
Cuối cùng là nhóm các phụ kiện, nó giúp cho âm thanh của các hệ thống được hoàn thiện hơn nữa. Đây là các sản phẩm chống rung, khử nhiễu từ, giúp giảm rung triệt để, khử và cách nhiễu, góp phần mang đến độ tĩnh cao cho âm thanh. Trong đó có:
Chân chống rung Sort Fut, với ốc vít để gắn vào chân loa, chân kệ máy:
Chống rung cho dây, Sort Lift:
Kê chống rung Sort Kone TC, BC, AC, hình chóp nón, dùng kê ổ cắm, lọc điện, máy:
Xịt khử nhiễu từ ECO 3X
Đầu tiên là dây dẫn Nordost Odin 2 trong một bộ dàn Hi-End.
Nordost là một trong số ít những hãng thiết bị điện cho âm thanh xây dựng được một hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh nhất, cung cấp nguồn điện mạnh mẽ, thuần khiết, làm tiền đề cho những màn trình diễn tuyệt vời. Sự hoàn chỉnh về cơ cấu sản phẩm của Nordost không chỉ thể hiện ở số lượng, mà còn ở phân khúc sản phẩm khi chúng bao phủ toàn bộ các phân khúc từ hifi phổ thông cho đến hi-end cao cấp. Những hiệu quả quan trọng nhất mà những thiết bị điện của Nordost đem lại đó là năng lượng dồi dào, tuôn chảy rất dễ nhận ra trong các màn trình diễn, sân khấu âm thanh được mở rộng hoàn toàn cả về phần âm thanh lẫn phần âm hình, có chiều sâu và không gian rộng hơn, âm thanh cực chính xác và rất chi tiết cùng với độ tĩnh rất cao.
Đây là dây dẫn Nordost Odin 2
Đầu tiên phải kể đến hệ thống dây dẫn, nhóm sản phẩm quan trọng nhất của Nordost, đóng vai trò chủ đạo làm nên tên tuổi của hãng. Ở mỗi series sản phẩm đều gồm đầy đủ các kiểu dây trong audio: dây nguồn, dây tín hiệu, dây loa, dây jumper, dây HDMI, dây tín hiệu loa sub, dây ethernet, dây usb, dây tai nghe… Dây dẫn của Nordost được chia thành 4 series, gồm có:
Norse 2 – gồm có 3 model Heimdall 2, Frey 2, Tyr 2. Có một đặc điểm là từ dòng Norse 2 trở lên, Nordost đặt tên cho những sản phẩm dây dẫn của mình theo tên những vị thần trong thần thoại Bắc Âu. Đây là dòng dây ở phân khúc trung và cao cấp, sử dụng cho những dàn Hi-End có mức chi phí đầu tư không quá đắt đỏ nhưng vẫn mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc, với những đặc trưng mang dấu ấn Nordost đậm chất đó âm thanh rộng mở và có độ chi tiết rất cao.
Đây là dây dẫn Tyr 2 – thuộc sereis Norse 2:
Leif – dòng dây dẫn phổ thông với 5 model từ thấp đến cao được đặt tên theo màu sắc sản phẩm lần lượt có White Lightning, Purple Flare, Blue Heaven, Red Down. Đây là dòng dây dẫn hướng đến phân khúc phổ thông với mức giá khá dễ chịu tuy nhiên chất lượng vẫn cho thấy vượt trội nếu đem so sánh ở cùng tầm giá.
Đây là dây loa Red Dawn, model cao nhất trong Leif Series của Nordost:
Vallhala 2 – model dây dẫn Hi-End của Nordost với chất lượng cao cấp cả ở âm thanh và kỹ thuật chế tác.
Đây là dây dẫn Hi-End Nordost Valhalla 2:
Odin 2 – đây là sản phẩm đỉnh cao của Nordost và cũng là một trong những dây dẫn âm thanh hàng đầu thế giới. Lõi dây được sản xuất từ đồng tinh khiết 99.999999% và có tốc độ truyền dẫn tương đương 98% tốc độ ánh sáng. Nó cùng với Vallhala 2 tạo nên chỗ đứng đầy quyền lực của Nordost trong làng dây dẫn hi-end cho audio, Được sử dụng cho những bộ dàn siêu khủng, xuất hiện ở khắp các triển lãm hi-end lớn trên thế giới. Dĩ nhiên mức giá của nó cũng thuộc hàng top.
Đây là Valhalla 2 và Odin 2 kết hợp tạo nên hệ thống dây dẫn đắt nhất Việt Nam, lên tới 5 tỷ đồng:
Tiếp đến, một nhóm sản phẩm khác cũng góp phần làm nên tên tuổi của hãng đó là hệ thống ổ cắm chia điện, lọc điện, nhóm này tạo nên một hệ thống thiết bị xử lý nguồn hoàn chỉnh với hiệu quả gần như là tuyệt đối. Gồm có:
Ổ cắm chia điện QB8 II, ổ cắm này mang lại hiệu quả xử lý điện đến mức, đã có những triển lãm âm thanh, nó được sử dụng trong hầu hết các phòng nghe.
Dây nguồn Odin 2 kết hợp cùng ổ cắm QB8, lọc điện Qv2, Qk1:
Lọc điện QX4, Lọc điện QX2:
Ổ Cắm chia điện QB4 II:
Ổ cắm chia điện QB6 II:
Lọc điện Qv2, Qk1:
Cuối cùng là nhóm các phụ kiện, nó giúp cho âm thanh của các hệ thống được hoàn thiện hơn nữa. Đây là các sản phẩm chống rung, khử nhiễu từ, giúp giảm rung triệt để, khử và cách nhiễu, góp phần mang đến độ tĩnh cao cho âm thanh. Trong đó có:
Chân chống rung Sort Fut, với ốc vít để gắn vào chân loa, chân kệ máy:
Chống rung cho dây, Sort Lift:
Kê chống rung Sort Kone TC, BC, AC, hình chóp nón, dùng kê ổ cắm, lọc điện, máy:
Xịt khử nhiễu từ ECO 3X
Mạch ngõ vào Micro Balance/Unbalance trên Mixer
Khi xem sơ đồ các bộ vang số ta thấy có chữ Unbalance và Balance. Dịch theo nghĩa đen thì Balance là cân bằng, còn Unbalance là không cân bằng.
Ngõ vào Micro và ngõ ra của Mixer đều có trang bị hai loại nầy. Xài cái nào cũng được. Xài loại Balance thì quá chuẩn. Nó giảm nhiễu và hù tối đa.
Mời bạn xem mạch sau đây để có khái niệm về Balance và Unbalance. Từ đó về sau, nhìn vào Mixer, Ampli... mà hiểu và biết cách khai thác triệt để.
Ngõ ra của mạch Mixer này có hai pha, pha đảo (Inverter) và pha không đảo (Non Inverter). Người ta cho nối vào lỗ Canon để làm ngõ Out Balance.
Vậy khi thấy Balance là ta biết ngõ đó có 2 tín hiệu ngược pha nhau. Nếu cho một tín hiệu nối mát thì ngõ đó sẽ là Unbalance.
Balance có nhiều ưu điểm! Chống hù, chống nhiểu thì có nói rồi, nhưng có một ứng dụng khác là cho ngõ ra Balance vào 2 lỗ In cùa mạch CS, ngõ ra CS ta nối dây loa vào hai chấu đỏ (không xài dây mát). Chỉ cần làm thế là ta đã "biến" cái mạch CS stereo thành Mono BTL, công suất tăng lên 2 lần!
Các bạn để ý, con Led đèn báo, ngoài con trở cản bình thường lại có thêm con zene. Để làm gì? Zene để "báo hiệu" khi điện nguồn cấp "yếu" thì đèn Led không sáng. Cũng hay! Bạn xài con zene nào thì tùy. Giả sử, xài zene 5v thì khi nguồn sụt xuống còn 5v thì đèn Led tắt.
Giải thích một vài từ có liên quan tới bài viết:
-- RCA là rắc hoa sen.
-- XLR là rắc canon.
-- 1/4" TRS là rắc 6 ly.
Ngõ vào Micro và ngõ ra của Mixer đều có trang bị hai loại nầy. Xài cái nào cũng được. Xài loại Balance thì quá chuẩn. Nó giảm nhiễu và hù tối đa.
Mời bạn xem mạch sau đây để có khái niệm về Balance và Unbalance. Từ đó về sau, nhìn vào Mixer, Ampli... mà hiểu và biết cách khai thác triệt để.
Ngõ ra của mạch Mixer này có hai pha, pha đảo (Inverter) và pha không đảo (Non Inverter). Người ta cho nối vào lỗ Canon để làm ngõ Out Balance.
Vậy khi thấy Balance là ta biết ngõ đó có 2 tín hiệu ngược pha nhau. Nếu cho một tín hiệu nối mát thì ngõ đó sẽ là Unbalance.
Balance có nhiều ưu điểm! Chống hù, chống nhiểu thì có nói rồi, nhưng có một ứng dụng khác là cho ngõ ra Balance vào 2 lỗ In cùa mạch CS, ngõ ra CS ta nối dây loa vào hai chấu đỏ (không xài dây mát). Chỉ cần làm thế là ta đã "biến" cái mạch CS stereo thành Mono BTL, công suất tăng lên 2 lần!
Các bạn để ý, con Led đèn báo, ngoài con trở cản bình thường lại có thêm con zene. Để làm gì? Zene để "báo hiệu" khi điện nguồn cấp "yếu" thì đèn Led không sáng. Cũng hay! Bạn xài con zene nào thì tùy. Giả sử, xài zene 5v thì khi nguồn sụt xuống còn 5v thì đèn Led tắt.
Giải thích một vài từ có liên quan tới bài viết:
-- RCA là rắc hoa sen.
-- XLR là rắc canon.
-- 1/4" TRS là rắc 6 ly.
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016
Chế amply cho đỡ bị hú
Dùng amply để hát karaoke hay bị hút, rít? Liệu có cách nào để cải thiện?
Dùng tụ vài trăm pF (tụ C1 và C2 hình bên dưới) vắt từ chân này qua chân kia để hồi tiếp thì bớt hú. Nhưng như vậy thì mất tiếng xì.
Thay vì dùng tụ, ta cứ dùng trở nhỏ lại tốt hơn, ít hú mà tiếng tép vẫn còn.
Mánh lới là ở chỗ ta cứ giảm trung và tép tối đa, chỉ chừa trầm lại bằng cách dùng tụ từ .03 đến .005 (giống như khuyếch đại đầu từ) và điện trở như hình bên dưới.
Lưu ý là trở R3 và R4 bằng trở chính. Tức là nếu trở chính là 47k thì ta cũng dùng trở hồi tiếp là 47k. Có nghĩa là độ khuyếch đại trầm bằng 1 thì độ khuyếch đại trung và tép còn phân nữa (nhớ là chỉ lấy phân nữa thôi).
Sau đó ta nâng tép xì lên (tép xì khoảng 4KHz đến 8KHz) bằng cách dụng tụ .005 đến .01 (C2) và cuôn dây lõi sắt (L1) cộng với điện trở (R2). Cuộn dây lõi sắt có thể lấy mấy cục phản tướng hoặc xuất âm trong radio tranzitor. Các bạn lưu ý là phải có điện trở mới được. Điện trở này phải bằng trở chính hoặc nhỏ hơn một chút. Tức là chỉ lấy độ khuyếch đại gấp 2 lần cái chính là được.
Về tiếng ca thì sau khi xử lý cho trầm tối đa, nâng tép xì... ta xử lý tiếp bằng cách xài tụ liên lạc nhỏ (khoảng .1) ở một vài chỗ nào đó (như trên bo mic) cho tiếng ca rõ ràng.
Nếu không có cuộn dây, ta dùng một trans của EQ (Xem lại bài viết mạch EQ bằng trans). Chọn tần số 4 đến 8KHz thì cũng như ta ráp cuộn dây.
Dùng tụ vài trăm pF (tụ C1 và C2 hình bên dưới) vắt từ chân này qua chân kia để hồi tiếp thì bớt hú. Nhưng như vậy thì mất tiếng xì.
Thay vì dùng tụ, ta cứ dùng trở nhỏ lại tốt hơn, ít hú mà tiếng tép vẫn còn.
Mánh lới là ở chỗ ta cứ giảm trung và tép tối đa, chỉ chừa trầm lại bằng cách dùng tụ từ .03 đến .005 (giống như khuyếch đại đầu từ) và điện trở như hình bên dưới.
Lưu ý là trở R3 và R4 bằng trở chính. Tức là nếu trở chính là 47k thì ta cũng dùng trở hồi tiếp là 47k. Có nghĩa là độ khuyếch đại trầm bằng 1 thì độ khuyếch đại trung và tép còn phân nữa (nhớ là chỉ lấy phân nữa thôi).
Sau đó ta nâng tép xì lên (tép xì khoảng 4KHz đến 8KHz) bằng cách dụng tụ .005 đến .01 (C2) và cuôn dây lõi sắt (L1) cộng với điện trở (R2). Cuộn dây lõi sắt có thể lấy mấy cục phản tướng hoặc xuất âm trong radio tranzitor. Các bạn lưu ý là phải có điện trở mới được. Điện trở này phải bằng trở chính hoặc nhỏ hơn một chút. Tức là chỉ lấy độ khuyếch đại gấp 2 lần cái chính là được.
Về tiếng ca thì sau khi xử lý cho trầm tối đa, nâng tép xì... ta xử lý tiếp bằng cách xài tụ liên lạc nhỏ (khoảng .1) ở một vài chỗ nào đó (như trên bo mic) cho tiếng ca rõ ràng.
Nếu không có cuộn dây, ta dùng một trans của EQ (Xem lại bài viết mạch EQ bằng trans). Chọn tần số 4 đến 8KHz thì cũng như ta ráp cuộn dây.
Nguyên lý mạch tăng trầm 3S
Chức năng 3S trên một số amply dùng để tăng âm trầm trên loa, tạo cảm giác mạnh hơn khi nghe nhạc sàn, rock...
Các máy karaoke bán trên thị trường rất đa dạng. Ngay cả mạch Music 3S, hoặc 3D cũng khác nhau tùy theo máy. Đây là sự cạnh tranh của các nhà sản xuất. Hát làm sao cho hay là sẽ bán được hàng. Vì vậy, người ta có nhiều cách ráp khác nhau.
Mạch 3S bên dưới lấy theo nguyên lý của mạch tăng hiệu ứng srereo. Mạch xài nguồn đơn. Hai điện trở 10k+22k là phân áp, tạo ra điểm giữa 1/2Vcc cấp cho ngõ "không đảo" của opamp. Ta thấy, người ta ráp hai con điện trở không đều? Cũng chả sao! Mạch Music phía trước xài nguồn đôi, qua mạch nầy lại xài nguồn đơn. Cũng chả sao!!!
Các máy karaoke bán trên thị trường rất đa dạng. Ngay cả mạch Music 3S, hoặc 3D cũng khác nhau tùy theo máy. Đây là sự cạnh tranh của các nhà sản xuất. Hát làm sao cho hay là sẽ bán được hàng. Vì vậy, người ta có nhiều cách ráp khác nhau.
Mạch 3S bên dưới lấy theo nguyên lý của mạch tăng hiệu ứng srereo. Mạch xài nguồn đơn. Hai điện trở 10k+22k là phân áp, tạo ra điểm giữa 1/2Vcc cấp cho ngõ "không đảo" của opamp. Ta thấy, người ta ráp hai con điện trở không đều? Cũng chả sao! Mạch Music phía trước xài nguồn đôi, qua mạch nầy lại xài nguồn đơn. Cũng chả sao!!!
Cách đo sò không cần nhổ khỏi mạch
Đo sò không cần nhổ khỏi mạch
Khi một bo mạch có transistor (linh kiện bán dẫn chủ động) bị hư, điều rắc rối là...chả biết hư con nào. Nhổ ra ngoài đo thử thì tốn công, còn làm nát mạch.Có một phương cách đo sò, đo transistor trên mạch mà không cần nhổ ra ngoài . Chỉ ..."hút trống" một hai mối chì cần hút.
Máy đo ở đây là máy đo VOM thông thường. Dùng thang đo ohm x1. Thêm con trở 1k5 hoặc 2k2 là được.
Một que đo thay thế bằng cái kẹp nhỏ . Còn que kia thì hàn thêm con trở 1k5 , dùng để "chấm" vào cực B để phân cực.
Bình thường với thang đo ohm x1 khi đo hai đầu trở 1k5 thì kim không lên.
Kẹp cái kẹp vào cực E. Que đỏ thì chấm vào cực C. Kim đồng hồ không lên. Tiếp theo, chấm con trở vào cực B thì kim vọt lên. Như vậy là transistro còn tốt.
Lưu ý khi dùng VOM thì có dấu "ngược". Đầu đen của đồng hồ là + của pin , chấm vào C của NPN. Còn đầu đỏ cùa đồng hồ là - của pin, chấm vào C của PNP. Tùy theo loại transistor mà nhét qua nhét lại.
Ví dụ đo trans C1815 thì kẹp cọc đỏ vào E , còn que chấm ở cọc đen ...chấm vào C. Kim không lên. Sau đó chấm con trở 1k5 ( đang dính vào que đo] vào B thì ...kim vọt lên. Đó là transistor còn tốt.
Quan sát chung quanh transistor , nếu có các con trở từ kí trở lên thì...khỏi hút trống chân nào cả, cứ đo bình thường.
Đo sò thúc cũng được, khỏi hút trống chân nào...vì cực B của sò thúc lấy từ tầng trước, không có con trở vài trăm ohm nào ở cực B của nó.
Chỉ có sò CS thì ...phải hút trống con trở vài trăm ohm (hoặc vài chục ohm) ở cực B. Nếu có con trở vài trăm ohm thì con trở 1k5 sẽ "yếu", không đủ phân cực cho sò CS.
Có thể đo luôn dàn sò cả chục con, vì chúng nó nối song song. Cứ kẹp vào cực E, sau con trở 0,5 ohm. Chấm que đo vào cực C. Chấm con trở 1k5 vào B chung của các con sò. Kim sẽ lên, là dàn sò tốt.
Khi gở con trở vài chục ohm hoặc vài trăm ohm ở cực B dàn sò CS thì ta có thể đo luôn từ con thúc...Tức đo transistor Darlington.
Tóm lại, chúng ta có thể chỉ hút trống một hai mối chì là có thể đo tất cả các con sò, con transistor trên mạch ...
MẸO
Dùng kẹp mà kẹp là khi chân hàn chì nhô ra một tí. Tốt hơn là ta kẹp vào một cộng dây nhỏ, rồi hàn vào chân E của transistor. Một tay chấm que đo vào chân C và tay kia chấm con điện trở 1k5 vào B. Kim vọt lên là tốt.Khi chấm vào chân C, chưa chấm 1k5, thì có khi kim đã lên một chút. Đó là do các điện trở xung quanh ảnh hưởng. Không sao, cứ chấm 1k5 vào B , nếu kim đồng hồ vọt cao hơn thì tốt. Còn kim không vọt cao hơn thì...nhổ ra ngoài đo lại.
Còn chưa chấm 1k5 mà kim đã vọt lên cao ...tức con transistor đó đã nối tắt CE.
Nguyên lý của đèn báo hú
EQ 15 band của Behringer (FBQ1502) có trang bị hệ thống FBQ , tức là đèn báo "hú". Nguyên lý của đèn báo nầy cũng đơn giản, gần giống giống đèn báo "clip" của bo Mic.
15 cần chỉnh có 15 đèn led ở giữa. Đèn nầy có 2 chế độ, hoặc là cháy suốt để báo vị trí chỉnh, hoặc là nhấp nháy theo tín hiệu để báo "quá tải" (tức hú). Mỗi một cần chỉnh là một Opamp. Đèn báo hú sẽ nối vào ngõ ra của Opamp này. Khi tần số nào đó có cường độ quá mạnh, tức hú, thì đèn báo đó sẽ sáng hơn mấy tần số kia. Ta nhìn vào đèn là biết tần số hú, và chỉ cần kéo cần đó xuống là giảm hú ...Mà ngặt một cái là ...hú xảy ra ở đủ kiểu tần số, nên...từ xưa đến giờ chưa có máy chống hú nào hiệu quả 100%, trừ ra bạn cho tiếng ca mất hết tần số tép thì hết hú đấy! Máy đó có cho cũng không ai lấy, ca mà mất tép thì làm sao hay? Ca hay mới có tiền cát sê...
Các bạn tham khảo mạch sau đây:
Hình trên, T22 là trans khuếch đại dòng cho Led ( ký hiệu VR16B , đầu dương nối vào +17v )
T1 và T7 làm chức năng cấp dòng.
F15-1 của T22 sẽ nối vào F15-1 của IC23R , tần số 16KHz . Khi tần số nầy quá mạnh thì T22 sẽ được phân cực (bán kỳ dương) và đèn led sẽ sáng lên ...
15 cần chỉnh có 15 đèn led ở giữa. Đèn nầy có 2 chế độ, hoặc là cháy suốt để báo vị trí chỉnh, hoặc là nhấp nháy theo tín hiệu để báo "quá tải" (tức hú). Mỗi một cần chỉnh là một Opamp. Đèn báo hú sẽ nối vào ngõ ra của Opamp này. Khi tần số nào đó có cường độ quá mạnh, tức hú, thì đèn báo đó sẽ sáng hơn mấy tần số kia. Ta nhìn vào đèn là biết tần số hú, và chỉ cần kéo cần đó xuống là giảm hú ...Mà ngặt một cái là ...hú xảy ra ở đủ kiểu tần số, nên...từ xưa đến giờ chưa có máy chống hú nào hiệu quả 100%, trừ ra bạn cho tiếng ca mất hết tần số tép thì hết hú đấy! Máy đó có cho cũng không ai lấy, ca mà mất tép thì làm sao hay? Ca hay mới có tiền cát sê...
Các bạn tham khảo mạch sau đây:
Hình trên, T22 là trans khuếch đại dòng cho Led ( ký hiệu VR16B , đầu dương nối vào +17v )
T1 và T7 làm chức năng cấp dòng.
F15-1 của T22 sẽ nối vào F15-1 của IC23R , tần số 16KHz . Khi tần số nầy quá mạnh thì T22 sẽ được phân cực (bán kỳ dương) và đèn led sẽ sáng lên ...
Tự ráp mạch echo và reverb
Để có hiệu ứng echo 3D (hiệu ứng lặp lại) và hiệu ứng Reverb (hiệu ứng vang), bạn ráp mạch như hình vẽ bên dưới. Theo như hình vẽ, ta dùng bo chuyển hệ echo 3D để nâng cấp bo echo 0306 thành bo echo 3D. Sau đó, ta độ một bo 0306 khác để tao hiệu ứng Reverb rồi đấu song song 2 bo lại với nhau.
Các bạn có thể dùng bo 2399 để tạo hiệu ứng Reverb thay vì phải độ lại bo 0306. Bo 2399 dùng làm reverb có thể dùng từ 2 tới 3 con 2399 ( dùng bo mạch đục lỗ mà ráp thêm 2399, linh kiện cũng ít, đấu nôi tiếp). Ngõ ra của 2399 đầu tiên đưa vào 2399 thứ hai, sau đó cho repeat. Như vậy, hiệu ứng reverb mới nhiều. Đặc tính của reverb là "lặp lại sát bên", vài chục mS , không nghe tiếng dội, cho nên ráp hai con thì sẽ tăng độ kéo dài gấp đôi, và cho repeat lại thì tốt! Nhớ bỏ trầm, tăng tép. Tụ liên lạc lấy nhỏ, khoảng .1 đến .005. Reverb mà có tiếng bass thì sẽ nghe rối. Bạn có thể tham khảo sơ đồ bo echo 2399 , rồi ráp thêm mạch nhỏ một con 2399 nữa, giồng như chuyển hệ echo ...
Bo dùng làm reverb thì có thể cho nằm ở trong cái máy. chỉ đưa volume ra ngoài để chỉnh. Vì sao? Vì Reverb có đặc tính là tăng tép, bớt trầm, delay vặn mau, lặp repeat thật nhiều. Có một số cải tiến trên bo, chủ yếu là nâng tép.
Bo dùng làm echo thì vẫn đưa ra ngoài bình thường. Thêm volume repeat "xì" và volume "chống hú"! Cái nầy mới!!
Quảng cáo: 5 dàn karaoke gia đình hay nhất năm 2017.
Các bạn có thể dùng bo 2399 để tạo hiệu ứng Reverb thay vì phải độ lại bo 0306. Bo 2399 dùng làm reverb có thể dùng từ 2 tới 3 con 2399 ( dùng bo mạch đục lỗ mà ráp thêm 2399, linh kiện cũng ít, đấu nôi tiếp). Ngõ ra của 2399 đầu tiên đưa vào 2399 thứ hai, sau đó cho repeat. Như vậy, hiệu ứng reverb mới nhiều. Đặc tính của reverb là "lặp lại sát bên", vài chục mS , không nghe tiếng dội, cho nên ráp hai con thì sẽ tăng độ kéo dài gấp đôi, và cho repeat lại thì tốt! Nhớ bỏ trầm, tăng tép. Tụ liên lạc lấy nhỏ, khoảng .1 đến .005. Reverb mà có tiếng bass thì sẽ nghe rối. Bạn có thể tham khảo sơ đồ bo echo 2399 , rồi ráp thêm mạch nhỏ một con 2399 nữa, giồng như chuyển hệ echo ...
Bo dùng làm reverb thì có thể cho nằm ở trong cái máy. chỉ đưa volume ra ngoài để chỉnh. Vì sao? Vì Reverb có đặc tính là tăng tép, bớt trầm, delay vặn mau, lặp repeat thật nhiều. Có một số cải tiến trên bo, chủ yếu là nâng tép.
Bo dùng làm echo thì vẫn đưa ra ngoài bình thường. Thêm volume repeat "xì" và volume "chống hú"! Cái nầy mới!!
Quảng cáo: 5 dàn karaoke gia đình hay nhất năm 2017.
Sửa lỗi mạch echo bị chậm
Mạch echo ( còn gọi là mạch Delay) xài IC xung 74LS624 , mạch echo PT2399,...là những mạch có biến trở chỉnh xung ( biến trở delay), chỉnh bằng điện thế một chiều. Vì dùng điện thế một chiều nên có thể dùng volume khác trị số vẫn được! Ví dụ, biến trở 50k thay bằng 10k hoặc 100k vẫn chỉnh được. Còn 7400 thì biến trở là thành phần dao động tạo xung, nó là R, vì vậy ...phải chính xác. Volume delay của 7400 thường là từ 1k đến 5k . Nếu ta thay bằng volume 50k thì...không chỉnh mau chậm được, mà chỉ ở một mức nào đó, thường là chậm rì, rè rồ...
Tuy nhiên , mấy con IC echo chỉnh xung bằng điện thế một chiều cũng có nhược điểm là ...lúc ta loay hoay chỉnh tới chỉnh lui nút Delay thì tự nhiên mất echo, hoặc echo bị chậm rì, và không chỉnh được. Phải tắt máy , rồi mở lại...
Pan nầy một phần là do biến trở (volume) bị hơi mòn. Lúc chỉnh, trúng ngay chỗ "mòn" khiến mạch echo bị "chốt" (tức bị khóa). Cũng thấy có trường hợp điện đường yếu ( ổn áp không đủ 5v), echo nghe chậm, rồi chỉnh tới chỉnh lui nút Delay ...khiến...bị nghẹn, bị mất echo.
Có một cách khắc phục là thêm một điện trở "cố định", nối từ +5v vào thẳng ngay chân IC, khi volume bị mòn thì còn con điện trở nầy. Tất nhiên, khi thêm con điện trở cố định thì...không còn chỉnh được nhiều. Được cái là không bị mất echo khi chỉnh Delay.
Đối với 7400 thì người ta nối song song hai đầu volume Delay bằng con trở 5k.
Tuy nhiên , mấy con IC echo chỉnh xung bằng điện thế một chiều cũng có nhược điểm là ...lúc ta loay hoay chỉnh tới chỉnh lui nút Delay thì tự nhiên mất echo, hoặc echo bị chậm rì, và không chỉnh được. Phải tắt máy , rồi mở lại...
Pan nầy một phần là do biến trở (volume) bị hơi mòn. Lúc chỉnh, trúng ngay chỗ "mòn" khiến mạch echo bị "chốt" (tức bị khóa). Cũng thấy có trường hợp điện đường yếu ( ổn áp không đủ 5v), echo nghe chậm, rồi chỉnh tới chỉnh lui nút Delay ...khiến...bị nghẹn, bị mất echo.
Có một cách khắc phục là thêm một điện trở "cố định", nối từ +5v vào thẳng ngay chân IC, khi volume bị mòn thì còn con điện trở nầy. Tất nhiên, khi thêm con điện trở cố định thì...không còn chỉnh được nhiều. Được cái là không bị mất echo khi chỉnh Delay.
Đối với 7400 thì người ta nối song song hai đầu volume Delay bằng con trở 5k.
Cách dò chỗ đứt cáp ngầm
Dây cáp bị đứt ở giữa ruột, thông thường khi mò sửa thì cắt bỏ từ từ. Tới chừng tìm ra chỗ đứt ngầm thì...5 mét chỉ còn nửa mét!
Có cách mò tìm chỗ đứt ngầm khác là ...dùng cây kim đâm vào giữa dây, rồi đo trở kháng từ một đầu dây đến thân cây kim. Đâm một hồi cũng tìm ra chỗ đứt.
Có một cách tìm chỗ đứt ngầm là dùng cây bút thử điện cảm ứng. Loại này không cần chạm vào dây mà chỉ rà rà bên ngoài dây dẫn. Từ trường do điện tạo ra sẽ toát ra ngoài làm đèn sáng. Rà đến chỗ nào đèn tắt là chỗ đó đứt.
Bạn cần mua cái biến áp cho ra điện 110v cách ly. Khi xưa cái cục biến áp nầy dùng cho TV màu chuyển hệ.
Ghim điện 220v và dùng cây bút rà xem hai dây 110v cách ly, dây nào "sáng" ? ( tức dây nóng). Hàn một đầu dây điện vào cái cọc "sáng", còn đầu dây điện kia thì thêm cái kẹp. Kẹp vào dây bị đứt ngầm, sau đó rà cây bút thử điện dài dài theo dây. Vì có áp 110 nên dây sẽ làm sáng cây bút thử điện. Rà đến chỗ nào đèn tắt là ...chỗ đó bị đứt ngầm.
Tóm lại chỉ có hàn một đầu dây "nóng". Nhớ là biến áp cách ly nhé !
Có cách mò tìm chỗ đứt ngầm khác là ...dùng cây kim đâm vào giữa dây, rồi đo trở kháng từ một đầu dây đến thân cây kim. Đâm một hồi cũng tìm ra chỗ đứt.
Có một cách tìm chỗ đứt ngầm là dùng cây bút thử điện cảm ứng. Loại này không cần chạm vào dây mà chỉ rà rà bên ngoài dây dẫn. Từ trường do điện tạo ra sẽ toát ra ngoài làm đèn sáng. Rà đến chỗ nào đèn tắt là chỗ đó đứt.
Bạn cần mua cái biến áp cho ra điện 110v cách ly. Khi xưa cái cục biến áp nầy dùng cho TV màu chuyển hệ.
Ghim điện 220v và dùng cây bút rà xem hai dây 110v cách ly, dây nào "sáng" ? ( tức dây nóng). Hàn một đầu dây điện vào cái cọc "sáng", còn đầu dây điện kia thì thêm cái kẹp. Kẹp vào dây bị đứt ngầm, sau đó rà cây bút thử điện dài dài theo dây. Vì có áp 110 nên dây sẽ làm sáng cây bút thử điện. Rà đến chỗ nào đèn tắt là ...chỗ đó bị đứt ngầm.
Tóm lại chỉ có hàn một đầu dây "nóng". Nhớ là biến áp cách ly nhé !
So sánh dây Balance và Unbalance
Tín hiệu unbalance (không cân bằng) là tín hiệu chỉ có 2 dây, dây tín hiệu và dây mát. Loại ổ rắc cắm là ổ 6 ly. Tín hiệu balance (cân bằng) là tín hiệu có 3 dây, hai dây tín hiệu và dây mát. Loại ổ rắc cắm là Canon.
Vậy balance và unbalance khác nhau chỗ nào?
Tín hiệu đưa vào cục công suất theo kiểu balance hay unbalance thì âm thanh ngõ ra đều giống nhau! Khác là ở chỗ, âm thanh ra của balance thì "sạch sẽ" , không nhiễu! Chỉ có cái là cồng kềnh...Khi bạn kết nối hai cái máy hay ba cái máy với nhau ( như Mixer, EQ, Crossover,...) thì nên dùng dây Canon ( 3 dây), tức dây balance.
Nhiễu từ có thể đến từ nhiều nguồn mà gần nhất chính là từ dây nguồn và bộ nguồn AC, hay thậm chí là sóng radio, sóng điện thoại… Và ở các bộ dàn Hi-Fi hay Hi-End với độ nhạy cao và dây tín hiệu dài thì có thể gây ảnh hưởng tới việc trình diễn âm thanh.
Song cần nhìn nhận vấn đề này ở nhiều góc độ. Nhiều bộ giải mã DAC khi chuyển đổi tín hiệu digital sang analog, cũng đồng thời biến tín hiệu đó từ dạng unbalanced sang thành balanced nhờ một bộ tách pha, khiến các tín hiệu phải trải qua một giai đoạn phụ. Các bộ khuếch đại amplifier cũng có thể đưa tín hiệu ở dạng balanced quay về unbalanced để xử lý, khiến tín hiệu phải đi qua thêm một vài giai đoạn phụ. Và nói tóm lại, nếu các thiết bị không thực sự hỗ trợ tín hiệu Balanced xuyên xuốt từ đầu đến cuối thì có thể gây tác dụng xấu cho tín hiệu.
Do xài balance nên kênh Micro không cần vặn volume xuống mát mà cũng vẫn không nghe "nhiễu" ở loa, vì ổ rắc cái 6 ly được khuếch đại balance ( 3 chấu). Không như máy ampli cũ , khi không ghim Micro thì ổ rắc 6 ly phải có chấu giữa nối mát ngõ vào.
Kết luận ...khi nào có sự chênh lệch số volt ở ngõ vào thì có tín hiệu ra, còn số volt ở hai ngõ vào không thay đổi thì không có tín hiệu ra. Người ta nói balance khuếch đại tín hiệu vi sai chứ không khuếch đại tín hiệu cộng sai (là nhiễu).
Tóm lại, dùng balance thì tốt hơn!
Vậy balance và unbalance khác nhau chỗ nào?
Tín hiệu đưa vào cục công suất theo kiểu balance hay unbalance thì âm thanh ngõ ra đều giống nhau! Khác là ở chỗ, âm thanh ra của balance thì "sạch sẽ" , không nhiễu! Chỉ có cái là cồng kềnh...Khi bạn kết nối hai cái máy hay ba cái máy với nhau ( như Mixer, EQ, Crossover,...) thì nên dùng dây Canon ( 3 dây), tức dây balance.
Sau đây là một số so sánh giữa balance và unbalance
Xét về lý thuyết cấu tạo, dây Balanced đắt hơn Unbalanced vì phức tạp hơn. Dây Unblanced chỉ sử dụng 1 lõi dây để truyền tín hiệu âm thanh theo 1 chiều, song dây Balanced thì sử dụng tới 2 lõi ngược 180 độ nhằm tìm ra nhiễu để loại bỏ nhờ bộ khuếch đại vi sai. Cần lưu ý rằng dây Balanced chỉ ngăn nhiễu từ ở bên ngoài, chứ không làm sạch hoàn toàn các loại nhiễu tín hiệu khác.Nhiễu từ có thể đến từ nhiều nguồn mà gần nhất chính là từ dây nguồn và bộ nguồn AC, hay thậm chí là sóng radio, sóng điện thoại… Và ở các bộ dàn Hi-Fi hay Hi-End với độ nhạy cao và dây tín hiệu dài thì có thể gây ảnh hưởng tới việc trình diễn âm thanh.
Song cần nhìn nhận vấn đề này ở nhiều góc độ. Nhiều bộ giải mã DAC khi chuyển đổi tín hiệu digital sang analog, cũng đồng thời biến tín hiệu đó từ dạng unbalanced sang thành balanced nhờ một bộ tách pha, khiến các tín hiệu phải trải qua một giai đoạn phụ. Các bộ khuếch đại amplifier cũng có thể đưa tín hiệu ở dạng balanced quay về unbalanced để xử lý, khiến tín hiệu phải đi qua thêm một vài giai đoạn phụ. Và nói tóm lại, nếu các thiết bị không thực sự hỗ trợ tín hiệu Balanced xuyên xuốt từ đầu đến cuối thì có thể gây tác dụng xấu cho tín hiệu.
Nên dùng tín hiệu balance hay unbalance?
Do hai cái nhiễu là cùng pha ...nên ..không có sự chênh lệch ở hai ngõ vào ! Kết quả ...Không xuất hiện nhiễu ở ngõ ra.Do xài balance nên kênh Micro không cần vặn volume xuống mát mà cũng vẫn không nghe "nhiễu" ở loa, vì ổ rắc cái 6 ly được khuếch đại balance ( 3 chấu). Không như máy ampli cũ , khi không ghim Micro thì ổ rắc 6 ly phải có chấu giữa nối mát ngõ vào.
Kết luận ...khi nào có sự chênh lệch số volt ở ngõ vào thì có tín hiệu ra, còn số volt ở hai ngõ vào không thay đổi thì không có tín hiệu ra. Người ta nói balance khuếch đại tín hiệu vi sai chứ không khuếch đại tín hiệu cộng sai (là nhiễu).
Tóm lại, dùng balance thì tốt hơn!
Hộp chống hú
Hú, rít là một điều khó chịu nhất trong xử lý âm thanh . Để khi hát không bị hú, rít thì ta có thể bớt âm lượng, bớt tép, bớt echo ... Tuy nhiên , điều này làm cho âm thanh nghe không hay. Nếu ta muốn hát lớn , có tép xì , có echo vang vọng ... nghe cho hay mà không bị hú thì phải sử dụng hộp chống hú. Hộp chống hú này dùng để chống hú, rít cho tất cả các loại micro, amply, mixer...
Tiếng hú của micro chủ yếu là từ vài trăm Hz đến vài ngàn Hz. Hộp chống hú này sẽ tự động tìm tần số hú mà "ém". Như vậy, âm lượng, tép, echo ..có thể không vặn xuống hết, kết quả là tiếng ca vẫn còn hay ! Tất nhiên , không chống hú thì tiếng ca vẫn tốt hơn. Hộp chống hú có trang bị công tắc "direct". Ca sĩ nào bóp đầu micro, đứng sát loa thì chống hú cấp 1, cấp 2, cấp 3. Còn người ca nào "nghiêm túc" thì "direct" ...
Hộp có thể xài pin 9V hoặc cục adapter 12v . Nếu sử dung pin ta phải dùng pin mới vì điện áp tối thiểu của hộp chống hú này là 9v . Nhờ có hộp này, ta không cần vặn trên mixer, mixer sẽ bền hơn.
Trên hộp có một volume lớn nhỏ và một volume rà tần số. Hai công tắc, một cống tắc Normal/Hú ( là công tắc direct) và một công tắc cấp 1 , cấp 2 . Cấp 3 là vặn VOL nhỏ xuống ...
-- Ghim micro vào lỗ IN , đèn led sáng lên là có nguồn . -- Ngõ ra OUT thì dùng dấy rack kết nối vào lỗ Mic trên Mixer.
-- Nhả 2 công tắc ra ( tức direct) , vặn nút VOL trên hộp gần hết "lốc" ( khoảng 4/5).
-- Chỉnh volume , tép, trầm, echo, ...trên bàn mixer như bình thường hàng ngày.
-- Khi hát xảy ra hú thì ấn công tắc Normal xuống, công tắc 1/2 vẫn để nhả ra , tức là chống hú cấp 1. Nếu hết hú thì thôi. Nếu còn hú thì ấn cống tắc 1/2 xuống , để chống hú cấp 2. Lúc này xoay nút Freq về tay trái, rà từ từ lên xuống nhẹ nhẹ ...sẽ hết hú tức khắc.
-- Trường hợp hú rít dữ dội, xoay Freq không chống nổi thì qua cấp 3 là bớt nút VOL trên hộp xuống. Sau đó vặn lên khi hết hú.
Cách khắc phục: Tình trạng này xảy ra do 3 nguyên nhân sau:
Lỗi thứ 2: Sau khi gắn hộp chống hú vào, micro của tôi không kêu.
Cách khắc phục: Tình trạng này thường xảy ra do dây rắc kết nối giữa hộp chống hú và ampli/mixer có vấn đề. Nếu sử dụng rắc 6 ly, bạn nên đo lại xem dây có bị đứt hay không. Nếu sử dụng rắc cannon, ngoài việc kiểm tra xem dây có bị đứt hay không bạn phải kiểm tra xem dây có được chuyển đổi đúng cách chưa (nếu bạn tự làm dây chuyển đổi).
Lỗi thứ 3: Hộp chống hú không có tác dụng nhiều.
Cách khắc phục: Tình trạng này thường xảy ra do khi các bạn sử dụng micro không dây và kết nối đầu thu với ampli/mixer bằng 1 dây rắc. Hộp được thiết kế để chống hú cho 1 micro vì mỗi micro có tần số khác nhau. Do đó, các bạn phải kết nối đầu thu với ampli/mixer bằng 2 dây rắc và sử dụng hộp chống hú cho một trong 2 dây rắc này.
Tiếng hú của micro chủ yếu là từ vài trăm Hz đến vài ngàn Hz. Hộp chống hú này sẽ tự động tìm tần số hú mà "ém". Như vậy, âm lượng, tép, echo ..có thể không vặn xuống hết, kết quả là tiếng ca vẫn còn hay ! Tất nhiên , không chống hú thì tiếng ca vẫn tốt hơn. Hộp chống hú có trang bị công tắc "direct". Ca sĩ nào bóp đầu micro, đứng sát loa thì chống hú cấp 1, cấp 2, cấp 3. Còn người ca nào "nghiêm túc" thì "direct" ...
Hộp có thể xài pin 9V hoặc cục adapter 12v . Nếu sử dung pin ta phải dùng pin mới vì điện áp tối thiểu của hộp chống hú này là 9v . Nhờ có hộp này, ta không cần vặn trên mixer, mixer sẽ bền hơn.
Trên hộp có một volume lớn nhỏ và một volume rà tần số. Hai công tắc, một cống tắc Normal/Hú ( là công tắc direct) và một công tắc cấp 1 , cấp 2 . Cấp 3 là vặn VOL nhỏ xuống ...
-- Ghim micro vào lỗ IN , đèn led sáng lên là có nguồn . -- Ngõ ra OUT thì dùng dấy rack kết nối vào lỗ Mic trên Mixer.
-- Nhả 2 công tắc ra ( tức direct) , vặn nút VOL trên hộp gần hết "lốc" ( khoảng 4/5).
-- Chỉnh volume , tép, trầm, echo, ...trên bàn mixer như bình thường hàng ngày.
-- Khi hát xảy ra hú thì ấn công tắc Normal xuống, công tắc 1/2 vẫn để nhả ra , tức là chống hú cấp 1. Nếu hết hú thì thôi. Nếu còn hú thì ấn cống tắc 1/2 xuống , để chống hú cấp 2. Lúc này xoay nút Freq về tay trái, rà từ từ lên xuống nhẹ nhẹ ...sẽ hết hú tức khắc.
-- Trường hợp hú rít dữ dội, xoay Freq không chống nổi thì qua cấp 3 là bớt nút VOL trên hộp xuống. Sau đó vặn lên khi hết hú.
3 lỗi hay gặp với hộp chống hú
Lỗi thứ 1: Sau khi gắn hộp chống hú vào, micro kêu rất nhỏ.Cách khắc phục: Tình trạng này xảy ra do 3 nguyên nhân sau:
- Thứ nhất do các bạn gắn ngược đầu. Các bạn phải cắm micro vào ổ ghi chữ Micro trên hộp chống hú. Đầu còn lại các bạn kết nối với ampli hoặc mixer.
- Thứ hai là do pin không đủ điện nếu các bạn sử dụng pin. Các bạn nên sử dụng pin mới.
- Thứ ba là do công tắc ấn không ăn điện. Các bạn chịu khó ấn lên ấn xuống vài lần để cho công tắc hoạt động.
Lỗi thứ 2: Sau khi gắn hộp chống hú vào, micro của tôi không kêu.
Cách khắc phục: Tình trạng này thường xảy ra do dây rắc kết nối giữa hộp chống hú và ampli/mixer có vấn đề. Nếu sử dụng rắc 6 ly, bạn nên đo lại xem dây có bị đứt hay không. Nếu sử dụng rắc cannon, ngoài việc kiểm tra xem dây có bị đứt hay không bạn phải kiểm tra xem dây có được chuyển đổi đúng cách chưa (nếu bạn tự làm dây chuyển đổi).
Lỗi thứ 3: Hộp chống hú không có tác dụng nhiều.
Cách khắc phục: Tình trạng này thường xảy ra do khi các bạn sử dụng micro không dây và kết nối đầu thu với ampli/mixer bằng 1 dây rắc. Hộp được thiết kế để chống hú cho 1 micro vì mỗi micro có tần số khác nhau. Do đó, các bạn phải kết nối đầu thu với ampli/mixer bằng 2 dây rắc và sử dụng hộp chống hú cho một trong 2 dây rắc này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)