Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Phương pháp học guitar của Lê Thu

5 lời khuyên của tác giả Lê Thu dành cho người tự học đàn:


  1. Phải biết ép mình vào khuôn khổ của việc học tập, như lúc nào thì nên học lý thuyết, lúc nào nên thực hành.
  2. Đừng cho bài học nào là quá khó cả.
  3. Luôn luôn làm theo đúng phương pháp mà sách chỉ dạy.
  4. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng vào lời chỉ dẫn để có thể đạt được kết quả tốt đẹp.
  5. Đừng học một cách vội vàng, đừng thấy bài dễ mà chỉ đọc lướt qua.


Nếu bạn học đàn với một thầy giáo, bạn sẽ không gặp khó khăn gì đặc biệt, vì thầy giáo sẽ hướng dẫn các bài học và bài tập vào những thời điểm thích hợp, và khi cần sẽ buộc bạn quay lại với những bài đã học khi cảm thấy có những điểm bạn bỏ sót hoặc chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên nếu bạn tự học, bạn phải hoàn thành nhiệm vụ vừa của một thầy giáo vừa của một học viên.

Trước hết, quan trọng nhất là đừng tìm cách học quá nhanh. Việc bạn có thể đọc được nhanh những bài học không khó không có nghĩa bạn đã sẳn sàng cho những bài khó hơn. Phải xây dựng một nền tảng căn bản cần thiết. Việc chuyển nhanh qua các bài khó mà không có nền tảng vững chắc sẽ làm cho bạn thất vọng khi gặp khó khăn (điều này luôn xảy ra) và cho rằng mình không có khả năng. Đừng ngại tốn thời gian luyện những bài tập nhiều lần cho đến khi người thầy trong bạn cảm thấy hài lòng về người học viên trong bạn! Một giáo trình không thể tập nhanh hơn trong một khoảng thời gian tối thiểu là hai năm được.

Kế tiếp hãy cực kỳ cẩn thận với các minh hoạ và hướng dẫn về thế tay. Thường thì người thầy phải mất nhiều tháng để chỉnh thế sai của bàn tay, và đây là điểm sai sót hay gặp đối với người tự học. Ngay từ đầu có thể bạn sẽ không quen với những thế này nhưng đó là những thế tay đã được định ra sau hàng thế kỷ kinh nghiệm của nhiều bậc thầy, các thế này tạo cho tay bạn sự khéo léo, thuận tiện và nhanh nhẹn cần thiết. Thế sai của bàn tay ở các bài đầu sẽ tạo khó khăn cho bạn khi học những bài khó hơn, và sẽ rất khó điều chỉnh khi những sai sót ấy trở thành cố tật rồi.

Một điều quan trọng nữa là hãy dành một thời gian cho việc tập đàn mỗi ngày một cách kiên trì. Cũng giống như tập thể dục, bạn sẽ đạt thành công nếu cố gắng tích cực luyện tập đều đặn, thay vì chỉ tập khi nào mình thấy thích.

Người thầy có thể lập đi lập lại một yêu cầu, trong khi sách tự học chỉ đề cập đến các kỹ thuật, bài học, bài tập một lần mà thôi. Bạn phải chịu khó hết sức đọc đi đọc lại những phần quan trọng nhiều lần. Tự học có thể đạt kết quả rất đáng ngạc nhiên, nhưng bạn phải hết sức kỹ lưỡng và tỉ mỉ trong vai trò vừa là thầy vừa là học viên của mình!

Học Thuộc bản nhạc

Khi tập đàn, bạn cần phải có khả năng nhìn bản nhạc và đánh đàn. Tuy nhiên để chơi một bản nhạc một cách chính xác và tin tưởng như khi biểu diễn, cần phải học thuộc lòng. Thuộc lòng giúp bạn nhìn bàn tay trái và kiểm soát các ngón tay cho chúng đứng thẳng trên phím. Nó cũng giúp tránh được sự phân tâm giữa bản nhạc và nhạc cụ.

Khi nào cần học thuộc?

Vì nhớ một bản nhạc giúp người đàn chơi dễ dàng nên nhiều người rơi vào bẫy này bằng cách học thuộc ngay khi mới bắt đầu tập. Chẳng hạn, lần đầu tiên xem bản nhạc, họ bắt đầu học nhịp và nốt của một hoặc hai ô nhịp rồi tập bàn tay trái cho đến khi thạo. Sau đó lại thêm vài ô nhịp kế tiếp. Sự tai hại ở đây gấp đôi. Thứ nhất không nắm được toàn bộ bản nhạc để biết tính liên tục từ đoạn này đến đoạn kia ra sau. Thứ hai, phần nhạc bị bỏ qua nhanh đến nỗi không hình dung được bản nhạc, vì thế các nốt trở nên vô nghĩa và người học cách này không thể trở lại với phần nhạc khi đột nhiên bị ngắt quãng. Lúc đó bản nhạc như hoàn toàn mới.

Vì thế, học chơi bản nhạc từ lúc khởi đầu cho đến lúc chấm dứt, với các ngón tay hoàn toàn chính xác và chơi một cách liên tục dù chậm trước khi thuộc nó.

Học thuộc bằng cách nào?

Cách thuộc an toàn nhất là không chỉ thuộc ngón nào phải làm gì và các mẫu mực và hình dạng trên cần đàn mà còn phải hình dung được bản nhạc. Điều này chỉ khó đối với những người bắt đầu học vì lúc ấy bản nhạc tự nó chỉ có một chút ý nghĩa thôi. Sự hình thành một thói quen tốt trong giai đoạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích về sau.

Cần thiết phải biết nhạc lý

Cần thiết phải biết nhạc lý. Khó chấp nhận việc tự luyện mà không cần thị tấu trước. Thứ nhất bạn phải có khả năng đọc và hiểu một bản nhạc trước khi tập để có thêm hứng thú. Thứ hai, bạn sẽ có thêm hứng thú là đã có thể đọc và hiểu nhanh những hợp tuyển, sưu tập như bạn đọc một quyển sác. Thứ ba, bạn có thể gặp gỡ các nhạc sĩ khác để chơi những bản duo và hoà tấu.

Những tay đàn guitar thường là những người nổi tiếng đọc nốt nhạc kém so với những người chơi các nhạc cụ khác. Họ thường có khuynh hướng học những bản nhạc theo từng ô nhịp một, cố gắng nhớ khi chơi đàn. Nếu tránh được khuyết điểm này, bạn có thể tiến bộ nhanh hơn về lâu dài và có khả năng trở thành một nhạc sĩ hoàn hảo!

Hai quy tắc cần nhớ:

  1. Liên tục nhìn vào bản nhạc, không nhìn vào bàn tay trái và phải của mình
  2. Học đếm khi bạn đang đọc


Sau đây là những đề nghị


  • Khi bị ngưng giữa chừng, phải tìm ra chỗ bạn bị ngưng, và không chơi thử xem bạn có nhận ra thêm được một vài ô nhịp nữa không.
  • Cho là bạn đã chơi bản nhạc này nhiều lần, hãy bắt đầu chơi bản nhạc và thử xem bạn có thể chơi trong bao lâu mà không cần nhìn vào bản nhạc.
  • Để nhạc sang một bên, bạn bắt đầu đàn lại và để ý xem bạn có tiến bộ thêm được bao nhiêu. Nếu lại bị ngừng, bạn tiếp thục theo cách ấy. Nhớ rằng vừa đàn vừa nhìn bản nhạc không giúp bạn thuộc được bản nhạc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét